Bạn đang xem bài viết “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, từ năm 2015 đến nay, tỉnh tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây trồng có thế mạnh, cây trồng tốt góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng. Trong đó, tập trung nghiên cứu về cây trồng chủ lực như: Cây cam, chè, bưởi, mía, lạc, cây lâm nghiệp nhằm phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tỉnh còn nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây trồng mới đã cho kết quả tốt như cây mắc ca ở huyện Lâm Bình, Yên Sơn; cây măng tây ở phường Ỷ La; cây dược liệu, sản xuất trà thảo dược Xạ đen ở phường Phú Lâm (TP Tuyên Quang)…
Nông dân xã Phúc Sơn chăm sóc cây lạc giống L14 nguyên chủng.
Một trong những thành công trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học phải kể đến đó là phục tráng giống lạc L14, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tại thôn Phiêng Tạ, Bó Ngoặm, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) với tổng chi phí hơn 624 triệu đồng. Dự án đã cơ bản hoàn thành phục tráng, xây dựng được mô hình sản xuất lạc giống (L14) 10 ha nguyên chủng tại 83 hộ sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Năm nay, lạc được mùa nên bà con xã Phúc Sơn ai cũng phấn khởi. Anh Ma Văn Bộ, thôn Phiêng Tạ hồ hởi cho biết, từ 5 năm nay, gia đình anh đã chuyển đổi 1.000 m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lạc. Những năm trước, gia đình trồng giống lạc L14 cũ chỉ cho năng suất hơn 4 tấn/1.000 m2. Vụ hè thu năm 2020, anh trồng giống lạc L14 nguyên chủng, cây lạc củ đều, vỏ mỏng, hạn chế sâu bệnh, thu hoạch được 6 tấn/1.000 m2, với giá bán 10.000 đồng/kg, gia đình lãi hơn 4 triệu đồng.
Bên cạnh các giống lúa, rau màu, cây ăn quả cũng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là cây có múi với đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ một số loại cam theo mô hình chuỗi liên kết giá trị tại Hàm Yên. Năm 2017, mô hình đưa các giống cam mới rải vụ, sạch bệnh như cam CS1, BH, CT9, V2, CT36, CT9 trồng thử nghiệm 6 ha ở xã Yên Lâm, Yên Phú, Tân Thành, Nhân Mục, Bằng Cốc. Cuối năm 2020, cam sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước đạt khoảng 2 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với cây cam đại trà. Cây cam rải vụ không những giúp cho mùa vụ kéo dài ở nhiều thời điểm trong năm mà còn tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người trồng cam. Đối với cây bưởi, toàn tỉnh đã xây dựng 5 ha mô hình thâm canh tăng năng suất cho vườn bưởi 13 năm tuổi tại xã Xuân Vân (Yên Sơn). Năng suất trung bình của mô hình đạt 122 quả/cây, tăng 49% so với sản xuất đại trà.
Tỉnh ta có nhiều lợi thế phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tỉnh đã quan tâm nâng cao chất lượng cây giống, bảo đảm gia tăng sản lượng và chất lượng gỗ, phục vụ chế biến lâm sản. Trong đó, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bước đầu triển khai ứng dụng lai tạo, tuyển chọn và nhân giống keo có chu kỳ ngắn, sinh khối lớn, chống chịu bệnh đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho các nhà máy. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được 2 dòng keo lai 102 và BV342 hiện đang được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình trồng và quản lý.
Gia đình bà Phan Thị Bảo, thôn 1, xã Tân Tiến (Yên Sơn) nhận khoán từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình để trồng rừng. Năm 2015, bà thử nghiệm trồng 3 ha giống keo tai tượng. Sau 5 năm, với quy trình chăm bón đúng kỹ thuật, thân cây cao nhanh, chắc khỏe không bị gẫy đổ. Dự kiến cuối năm 2020, vườn keo sẽ cho thu hoạch ước đạt 80 – 90 khối gỗ/ha, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi 140 triệu đồng. Nhận thấy giống cây keo này phát triển nhanh, đầu năm 2020, bà Bảo tiếp tục đầu tư trồng 7 ha. Mới gần một năm, nhưng giống cây này cho thấy những ưu điểm vượt trội, cây khỏe đều, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao gấp 1,5 lần giống cũ. Hiện người dân trong vùng cũng đã mua giống cây nuôi cấy mô về trồng khá nhiều.
Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cây trồng mới đã đạt kết quả nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp – Đồng chí Ngô Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ khẳng định, sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh đã có nhiều chuyển biến từ khâu giống cây trồng, tạo ra nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao. Trong thời gian tới, Sở tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.
Năng Suất Lao Động Và Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Năng Suất Lao Động
Năng suất.
-Theo quan niệm truyền thống:
Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó.
Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…
Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành, …
-Theo quan niệm hiện đaị:
Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại .có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người.
Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau.
Năng suất lao động
– Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.
Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.
-Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra
Như vậy :Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất “
Tăng năng suất lao động
-Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: ” Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lai, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó cũng càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó.
Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động còn thô sơ. Dưới chế độ phong kiến, năng suất lao động xã hội tăng lên chậm chạp, do hệ thống lao động vẫn chủ yếu là thủ công. Đến khi xuất hiện máy móc, năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến con người đã có cả một hệ thống công cụ lao động hiện đaị đưa năng suất lao động xã hội lên rất cao, song khả năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn nữa.
Để tăng thêm sản phẩm xã hội có thể áp dụng hai biện pháp: Tăng thêm quỹ thời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm. Trong thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn. Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất.
Theo phạm vi: năng suất lao động được chia làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
_ Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó.
Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống, được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào năng suất lao động cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng năng suất lao động cá nhân đòi hỏi hạ thấp chi phí của lao động sống.
-Năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã dược vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia( biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên , vật liệu)
Giữa tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc với những công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụ đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trong đơn thuần tính theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Đôi khi năng suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng.
Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động, song người ta sử dụng chủ yếu 3 chỉ tiêu : chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền), chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân
Q
T
Trong đó: – W là mức năng suất lao động của một người lao động
– Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật
– T là tổng số lao động
Ưu điểm:
biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả;
Có thể so sánh mức năng suất lao động giữa doanh nghiêp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra;
Đánh giá trực tiếp được hiệu quả của lao động.
Nhược điểm :
– Chỉ tiêu này chỉ tính cho thành phẩm mà không tính được cho các sản phẩm dở dang nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân. Vì Q chỉ tính đến thành phẩm nên mức năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ta trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này.
– Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức năng suất lao động giữ các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như không thể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.
– Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua hoặc không thực sự được lưu tâm.
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng tiền của tất cả sản phẩm thuộc doanh nhgiệp (ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mức năng suất lao động của một lao động
Q
T
Trong đó: – W là mức năng suất lao động của một lao động ( tính bằng tiền)
Q là tổng sản lượng (tính bằng tiền)
T là tổng số lao động
Ưu điểm
– Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật.
– Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ …
Nhược điểm
– Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả
– Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ. Nơi nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao.
– Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng. Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức năng suất lao động của doanh nghiệp.
– Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động.
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Năng suất lao động có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra mộtđợn vị sản phẩm, do đó nếu giảm chi phí thời gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động.
T
Q
Trong đó – L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm
T là thời gian lao động hao phí
Qlà tổng sản lượng
L được tính toán bằng cách người ta phân chia thành :lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung (Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx), lượng lao động đầy đủ (Lđđ)
Lđđ = Lsx + Lql
Lsx = Lch + Lpvs
Lch = Lcn + Lpvq
+ Lđđ: lượng lao động đầy đủ bao gồm hao phí thời gian lao động của việc sản xuất sản phẩm do công nhân viên sản xuất công nghiệp trong Công ty thực hiện
+ Lsx : lượng lao động sản xuất gồn toàn bộ thời gian lao động của công nhân chính và công nhân phục vủtong Công ty
+ Lql : gồm lượng lao động của cán bộ kỹ thật,nhân viê nj quản lý trong Công ty công tạp vụ, bảo vệ
+ Lch : bao gồm hao phí thời gian lao động của công nhân chính hoàn thành quả trình công nghệ và lao động phục vụ quá trình công nghệ đó
+ Lpvs: lượng lao động phục vụ sản xuất
+Lcn: lượng lao động công nghệ bao gồm hao phí thời gian lao động cuae công nhân chính hoan thành các quá trình công nghệ chủ yếu
+ Lpvc: lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ
Ưu điểm: phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm
Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp nà không dùng để tính tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất
Các yếu tố này bao gồm: hiện đại hoá thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên-nhiên-vật liệu, …
Đây là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đấu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ.
Nâng cao trình độ sáng chế và sử dụngcác đối tượng lao động biểu hiện ở chỗ ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới , có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế các nguyên vật liệu cũ.
Đối với Việt Nam, một nguyên nhân làm cho năng suất lao động nước ta còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp,lao động thủ công còn nhiều, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, dẫn đến khă năng tăng năng suất lao động còn thấp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nhiều ý nghĩa lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành luyện kim, cơ khí ,hoá học, năng lượng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… Đây là các yếu tố gắn với tư liệu sản xuất mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển xã hội và tăng nhanh năng suất lao động đều phải quan tâm.
Yếu tố gắn liền con người và quản lý con người
Yếu tố này bao gồm: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động, tình trạng sức khoẻ, thái độ làm việc của người lao động, sủ dụng lao động và thời gian lao động của công nhân,điều kiện làm việc, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý… Đây là yếu tố hàng đầu không thể thiếu để làm tăng năng suất lao động
Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật cần nâng cao trình độ quản lý con người, như phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.
-Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện qua bầng cấp). Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động.
-Trình độ chuyên môn của người lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề,các trường cao đẳng, đại học,trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động. Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đưực các công nghệ hiện đại
-Tình trạng sức khoẻ : Sức khoẻ của người lao động thể hiện qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoaỉ mái về thể chất, tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng tới năng xuất của người lao động. Người lao động có tình trạng sức khoẻ tốt sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn. Ngược lại, nếu người lao động có trạng thái sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến sự mất tập trung trong quá trình lao động làm cho độ chính xác của các thao tác càng kém, là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả thấp trong lao động.
-Thái độ lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, kỷ luật lao động cao … một người có thái độ lao động tốt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện nghiêm túc các quy định trong lao động sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…
Ngược lại một người có thái độ lao động không tốt, không nghiêm túc trong quá trình lao động, coi thường các quy định trong lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động sẽ làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.
-Cường độ lao động: Mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao.
Cường độ lao động cao ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian lớn làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất lao động.
-Phân công lao động: Là quá trình bóc tách những hoạt động lao động chung thành những hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lập với nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với công việc được giao. Sự phân công lao độnglàm thu hẹp phạm vi hoạt động giúp người lao động thành thạo nhanh chóng trong công việc, từ đó tiết kiệm được thời gian lao động. Khi người lao động được phân công làm những công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ phát huy được khả năng vàlàm tốt công việc của mình, qua đó làm tăng năng suất lao động.
– Hiệp tác lao động: Là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mụctiêu chung của tập thể. Hiệp tác lao động tốt thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo cho qúa trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt mụch tiêu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động.
-Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Nếu tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất của người lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí vị trí các công cụ làm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việc một cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoải mái, đảm bảo độ an toàn. Từ đó giúp người lao động tạo hứng thú trong công việc và yên tâm khi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.
– Điều kiện lao động: Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó ảnh hưởng tới khả năng lao động của họ. Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như: Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong không khí…Ngoài ra điều kiên lao động còn các yếu tố như bầu không khí làm việc, cách quản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên…Nếu Công ty, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty, doanh nghiệp đó. Cụ thể như: những nơi làm việc có tiếng ồn lớn thường gây đau đầu, căng thẳng khiến người lao động mất tập trung trong khi làm việc, nơi có độ sáng quá sáng hoặc quá tối đều làm giảm thị lực của người lao động, nơi có nhiều chất độc hại trong không khí như các mỏ khai thác than, các nhà máy hoá chất…thường gây cho người lao động các bệnh về đường hô hấp…Tóm lại điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân hạ thấp năng suất lao động, do đó các nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố này để khai thác khả năng tiềm tàng của lao động sống và làm tăng năng suất lao động.
-Hệ thống tiền lương, tiền thưởng: Tiền lương, tiền thưởng tác động trực tiếp tới lợi ích của người lao động, do đó nó là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của đa số người lao động để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu để đạt mức lương cao hơn là mục tiêu của đa số người lao động. Tiền lương phải đảm bảo công bằng tức lương phải phản ánh được sức lao động của người lao động thì mới có thể tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời là nhân tố làm tăng năng suất lao động.
Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên
Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với năng suất lao động là khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của mỗi nước là khác nhau do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng khác nhau.
Những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ đưa lại năng suất lao động cao cho các nghành này.
Đối với các nước có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt là điều khó khăn trong sản xuất. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, rừng, biển khác nhau đem lại sự chênh lệch cho cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai khác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, chữ lượng các mỏ … Tác động đến khả năng khai thác do đó tác động đến năng suất lao động. ở những nước mà có nhiều các mỏ than quặng, dầu mỏ, đá quý thì phát triển nghành khai thác dầu, ngành công nghiệp kim loại làm tăng năng suất lao động trong các ngành này, và ngược lại. Con người đã có nhiều hoạt động hạn chế tác hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt, như việc dự báo thời tiết, diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng … Nhưng không thể khắc phục đuợc hoàn toàn do đó yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng. Cần phải tính đến trong các ngành nông nghiệp, trồng rừng, Khai thác và đánh bắt hải sản, khai thác mỏ và cà trong ngành xây dựng.
-Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảmvì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
-Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích,tạo động lực làm việc cho người lao động
– Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
-Thay đổi được cơ chế quảnlý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng
Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Rau Màu Cho Năng Suất Cao
Cây rau màu là loại cây thực phẩm khá phổ biến, không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của các hộ gia đình. Đây cũng là loại cây rau màu mang lại kinh tế đối với các bà con nông dân hiện nay.
1. Chọn đất trồng rau màu
– Mỗi loại rau màu thích hợp với từng loại đất khác nhau, do đó cần lưu ý đến việc khâu làm đất để tránh tình trạng mất mùa và cây không đạt năng suất cao, chất lượng rau không như mong đợi.
– Đa phàn các loại rau màu được trồng phổ biến hiện nay thích hợp với các loại đất như: đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha.
– Khi chọn đất bạn cần chọn đất có độ mùn cao, độ pH từ 5,5-7 là phù hợp nhất. Chọn vị trí trồng thích hợp nhất là gần mương, gần nguồn nước, vận chuyển thuận tiện.
2. Kỹ thuật canh tác: cày, bừa, phơi đất
– Để cho cây rau màu được sinh trưởng khỏe mạnh ít sâu bệnh hại thì bạn cần phải làm kỹ đất trước khi trồng rau màu. Rau màu ưa đất trồng nhỏ nên bạn cần cày, bừa làm đất nhỏ, tơi xốp, và phơi đất trước 20 ngày trước khi trồng rau màu. Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng cây rau màu chính vì vậy bạn cần phải làm thật kỹ càng.
– Khi cày bừa, đất sẽ được tơi xốp, thoáng khí, duy trì được sự hô hấp cho rễ cây và vi sinh vật sống trong đất. Bạn nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai bón trong lúc cày, bừa để phân trộn đều vào đất.
3. Làm luống cho cây rau màu
– Việc làm luống cần phải đúng quy trình kỹ thuật để tránh tình trạng cây rau màu bị ngập úng, gây thối rễ làm cây bị chết vào mùa mưa hoặc thoát nước nhanh hạn cây rau vào mùa khô.
– Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên luống tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng luống. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.
Kỹ thuật lên luống cho cây rau màu
4. Tạo màng phủ nông nghiệp cho luống rau màu
– Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt” hay “thảm”, là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
– Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
– Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.
– Chuẩn bị trước khi trồng:
+ Lên luống: Lên luống cao 20 – 40 cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng.
+ Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát…
+ Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt luống trồng khi đậy màng phủ.
+ Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.
+ Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
5. Xử lý hạt giống rau màu cho năng suất
Hạt giống rau màu quyết định đến năng suất và chất lượng của rau này thu hoạch. Tùy thuộc vào từng loại giống mà có các cách xử lý hạt giống khác nhau. Nhưng đa phần hạt giống rau được reo thẳng vào luống.
6. Cách gieo hạt giống rau
– Tùy vào từng loại giống rau mà có các cách gieo hạt giống khác nhau. Thường hạt giống rau được gieo theo 2 cách để cho năng suất:
– Gieo thẳng lên luống: Cách gieo này sẽ giúp rễ mọc sâu, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh không bị mất sức khi gieo trồng lại. Tuy nhiên lại khó chăm sóc, khi gặp trời mưa to thì cây non dễ bị rập nát, hư hỏng nhiều.
– Gieo trong bầu: Gieo trong bầu thì cây rau màu phát triển đồng đều hơn, ít hao cây hơn. Tuy nhiên việc gieo hạt trong bầu này lại tốn công hơn và rễ cây không được ăn sâu.
Gieo hạt giống trực tiếp lên luống
7. Chăm sóc rau màu đúng kỹ thuật
– Rau màu cần nhiều về độ ẩm và nước, do đó bạn cần phải luôn thường xuyên kiểm tra bằng những dụng cụ nông nghiệp.
– Bạn hãy thường xuyên vun đất, đắp chân để cây được cứng cáp, không bị ảnh hưởng của mưa gió.
– Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp nhổ cỏ dại để tránh tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng, gây mất năng xuất.
– Nếu bạn có sử dụng màng phủ nông nghiệp sẽ hạn chế tình trạng này, đỡ mất chi phí nhân công và phân bón.
7.1. Kỹ thuật tưới nước
Nếu sử dụng biện pháp tưới nước thông thường thì vừa tốn nước và tốn công nhân lực. Do đó bạn có thể sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt, phun mưa. Cách này giúp bạn đỡ tốn công và nước hơn, lượng nước tưới đối với cây rau sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên việc làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt chi phí sẽ cao.
Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
7.2. Kỹ thuật bón phân rau màu
– Rau màu là một loại cây ăn lá ngắn ngày, do đó cần rất nhiều chất dinh dưỡng để rau hình thành bộ lá.
– Bạn cần phải lót lót phân hữu cơ nhiều để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng đất bị bạc màu do khai thác cạn kiệt.
– Bạn có thể bón phân bằng cách vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. Hoặc bón phân vào rãnh ở một hay cả 2 bên hàng cây.
8. Thu hoạch rau đúng cách
Rau màu sau khi thu hoạch cần được đưa vào phòng lạnh, hoặc thùng xốp giữ lạnh để rau tươi lâu hơn. Bạn lưu ý, tránh tình trạng thu hoạch rau sau khi tưới nước có thể gây úng và hư rau.
Nguồn: Admin tổng hợp – LP
Miễn Học Phí Sẽ Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục
Học phí vốn là khoản tiền mà phụ huynh phải nộp cho nhà trường theo quy định trong quá trình con em mình học tập. Tính đến nay, Nhà nước ta có chính sách miễn học phí từ mầm non đến hết bậc tiểu học. Còn các bậc học khác, chế độ miễn, giảm học phí thực hiện theo các chính sách ưu tiên cho học sinh theo khu vực, chế độ hộ nghèo, cận nghèo, chế độ chính sách…
Chính sách miễn, giảm học phí theo cấp học, theo đối tượng được hưởng chính sách đã tạo nên hiệu ứng tốt đối với học sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước, giúp học sinh thuộc các đối tượng bớt đi những khó khăn, gánh nặng về kinh tế và có thêm động lực để học tập tốt.
Trong Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, việc đưa ra phương án miễn học phí đến hết bậc học THCS khối các trường công lập đã được dư luận quan tâm và đưa ra nhiều ý kiến. Xin dẫn ra ở đây một số ý kiến của công dân về điểm mới của Dự thảo.
Cô giáo Dương Thị Hải Yến (Trường THPT Hạ Hòa – Phú Thọ) có ý kiến: ” Bản thân tôi thấy rất mừng khi nghe được thông tin dự thảo miễn học phí cho học sinh bậc THCS, bởi lẽ, trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội như nước ta hiện nay, việc miễn học phí cho học sinh đến hết bậc THCS là hoàn toàn phù hợp. Làm được như vậy, chúng ta sẽ thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện tốt cho con em nhân dân ở mọi đối tượng, ở các địa phương có điều kiện để học tập “.
Bà Hoàng Thị Quyên (bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ: ” Tôi ở xã vùng 3, học sinh ở đây đều là con em đồng bào các dân tộc, nên được miễn học phí. Khi nghe tin Dự thảo Luật Giáo dục có điểm sửa đổi là sẽ miễn học phí cho học sinh đến bậc THCS, tôi nhận thấy đây là sự công bằng đối với học sinh ở mọi miền, mọi đối tượng, phù hợp vào thời điểm phát triển của đất nước ta hiện nay “.
Em Nguyễn Trường Vũ (Học sinh, lớp 11A5, trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ) cho ý kiến: ” Ngày học THCS, chúng em vẫn phải đóng học phí bình thường. Tuy giờ đã là học sinh THPT nhưng em thấy dự thảo miễn học phí cho học sinh đến bậc THCS là một chính sách đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước ta. Nếu dự thảo này được thực hiện, học sinh vùng trung du chúng em sẽ bớt đi những lo lắng về các khoản đóng góp, yên tâm và có thêm động lực để học tập “.
Anh Nguyễn Văn Thạo (Xóm 2, Sạ Sơn, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chia sẻ: ” Miễn học phí đến bậc THCS là hoàn toàn phù hợp với nền giáo dục quốc dân hiện nay. Chắc chắn, việc miễn học phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi miền trên đất nước “.
Là một giáo viên dạy trường THPT, tôi nghĩ rằng, lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn nhỏ, việc học tập và sinh hoạt hằng ngày 100% phụ thuộc vào cha mẹ. Vì thế, cùng với học sinh bậc mầm non, tiểu học, đối tượng này cần được xã hội quan tâm về mọi mặt để các em có điều kiện học tập đầy đủ, học tập tốt là đúng đắn. Việc miễn học phí đối với bậc THCS thể hiện sự quan tâm của Ngành Giáo dục, của Nhà nước đối với quá trình học tập của con em nhân dân, giúp cho nhiều đối tượng học sinh có hoàn cảnh cơ nhỡ, khó khăn không phải bỏ học giữa chừng vì thiếu điều kiện học tập, tạo động lực để mỗi gia đình có thêm quyết tâm đưa con em mình đến trường học tập. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, các nhà trường, mỗi địa phương cần phổ biến, tuyên truyền rõ mục đích, ý nghĩa của việc miễn học phí đến phụ huynh và học sinh. Cần tác động vào nhận thức của học sinh và nhân dân tính ưu việt của chính sách này để tránh sự nhận thức và thái độ thụ động, ỷ thế vào chính sách miễn học phí nên dẫn đến sự lơ là, thờ ơ và thiếu động lực vươn lên trong học tập./.
Cập nhật thông tin chi tiết về “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!