Xu Hướng 12/2023 # Chi Tiết Góp Ý Dự Thảo Văn Bản # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chi Tiết Góp Ý Dự Thảo Văn Bản được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

New Page 1

BỘ TÀI CHÍNH – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Số:         /2014/TTLT-BTC-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2014

 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất,

tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm

                                                                                                             

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QHH13 ngày 20/6/2012

Căn cứ  Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ  Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về phương pháp điều tra,  xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm như sau:

 Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phương pháp điều tra,  xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường không có hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh nặng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ gạo hàng hóa tại Việt Nam.

Điều 3. Điều tra và tổng hợp kết quả điều tra để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế

Để có cơ sở xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế, cán bộ điều tra cần phải thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát dựa trên những căn cứ như trình độ, điều kiện, quy mô sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, số liệu thống kê, tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra.

1. Căn cứ

a) Trình độ và điều kiện sản xuất, cụ thể là: quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư; số lượng, chất lượng lao động; hế thống sinh thái, hệ thống canh tác, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

b) Hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào các quy chuẩn kinh tế – kỹ thuật đã có để hướng dẫn áp dụng tại địa bàn khảo sát gồm: định mức đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, định mức tưới tiêu, định mức đầu tư công lao động…Trường hợp không có định mức kinh tế – kỹ thuật, thì căn cứ vào các chi phí thực tế hợp lý phát sinh để tính toán;

c) Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ người lao động;

d) Các số liệu thống kê tối đa trong 03 năm liền kề;

đ) Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa.

2. Phương pháp điều tra, khảo sát

a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: gồm ít nhất 3 huyện/tỉnh

Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: gồm ít nhất 3 xã/huyện.

 Việc chọn các vùng khảo sát trên phải bảo đảm tiêu chí chung do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất lúa, gồm: vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn kết hợp với tiêu chí về hệ thống sinh thái và hệ thống canh tác lúa.

Chọn đối tượng khảo sát là hộ thực tế có sản xuất lúa thuộc vùng khảo sát thuộc địa bàn xã được lựa chọn nói trên để khảo sát thu thập số liệu. Mỗi địa bàn xã cần chọn ít nhất 15 hộ sản xuất lúa theo tiêu chí do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba nhóm hộ sản xuất lúa (mỗi nhóm chiếm khoảng 33% của tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): gồm nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa cao, nhóm hộ sản xuất có năng suất lúa trung bình và nhóm hộ có năng suất lúa dưới trung bình, có kết hợp với các tiêu chí về chất lượng lúa.

b) Áp dụng phương pháp tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát (nếu có);

c) Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa.

Chi phí vật chất, chi phí lao động tính theo giá thị trường tại thời điểm điều tra, khảo sát; trường hợp không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 2 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.

3. Tổng hợp số liệu, kết quả điều tra

Cơ quan điều tra căn cứ vào phương pháp sau đây để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế và giám sát việc tổ chức thực hiện việc tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa.

 Nguyên tắc chung: Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa được tính toán từ kết quả điều tra thực tế sản xuất của từng hộ sản xuất lúa, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo phương pháp tính bình quân gia quyền.

a) Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí đã chi ra cho sản xuất lúa của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí chung tính cho mỗi hecta lúa.

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng lúa của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam lúa.         

b) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng  yếu  tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.

c) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.

 

 Chương II

PHƯƠNG PHÁP TÍNH

Điều  4. Phương pháp tính chi phí sản xuất lúa thực tế

1. Nguyên tắc tính toán

a) Chi phí sản xuất  bao gồm những chi phí hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất lúa. Trường hợp nếu có chi phí nào chi chung (chi phí cho sản xuất lúa và chi phí cho sản xuất cây trồng khác) thì phải phân bổ hợp lý  cho từng loại cây trồng.

b) Chi phí sản xuất hợp lý là những chi phí cần thiết để sản xuất mà thực tế hộ sản xuất lúa đã chi ra trong quá trình sản xuất phù hợp với các căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị, thời gian và địa điểm chi ra.

            2. Đơn vị tính

Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy về cho một hecta (đồng/ha).

Tính giá thành sản xuất lúa theo từng khoản mục cụ thể và thể hiện bằng tiền đồng (VNĐ) cho một kg lúa (đồng/kg).

            3. Phương pháp tính toán

a) Năng suất (W):  Tính năng suất thực tế thu hoạch.

Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất lúa với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật đã có (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê…

Đơn vị tính năng suất lúa thống nhất là: tấn/ha.

Trường hợp hộ nông dân bán lúa tươi sau khi thu hoạch, quy đổi năng suất lúa tươi về lúa khô theo công thức sau:

W14% =

W0 x( 100%-H0)

(100%-14%)

Trong đó: – W14%: trọng lượng lúa khô ở độ ẩm chuẩn 14%;

                – W0: trọng lượng lúa tươi lúc thu hoạch;

                – H0: ẩm độ lúa tươi lúc thu hoạch;

                – 14%: độ ẩm chuẩn đối với lúa.

b) Xác định tổng chi phí sản xuất thực tế (TCtt)

Công thức:                                TCtt = C + V – Pth – Pht

 

Trong đó:          – TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên  một ha (đồng).

                        – C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng).

                        – V là Chi phí lao động trên một ha(đồng).

                        – Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (đồng).

                        – Pht  là các khoản được hỗ trợ (nếu có) (đồng).

– Chi phí vật chất (C): là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất lúa bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí lãi vay ngân hàng và chi phí khác. Cách xác định như sau:

+ Chi phí giống:

Chi phí giống (đồng)= số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).

Xác định số lượng giống: Tuỳ theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, trong đó:

 Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp “gieo sạ” đại trà trực tiếp bằng hạt giống thì tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.

 Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp “cấy từ mạ”, phương pháp xác định số lượng giống áp dụng theo cách tính từ hạt giống như trên và tính thêm các chi phí làm mạ.

 Xác định đơn giá giống: Tuỳ theo nguồn giống được sử dụng để tính giá theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua thực tế của hộ sản xuất; giá mua của hộ sản xuất khác; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).

            Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.

            + Chi phí làm đất: là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất lúa theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng,  xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở  …) phù hợp với giá  thị trường tại thời điểm làm đất.

+ Chi phí phân bón:

            Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)

            Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất lúa qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê…

            Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).

            + Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ):

Cách tính khấu hao tài sản cố định áp dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao do Nhà nước quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất lúa. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.

+ Chi phí thuê đất: Trường hợp hộ sản xuất đi thuê đất của hộ có đất trồng lúa để sản xuất: không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất lúa, hộ đi thuê đất phải tính toán lợi nhuận sinh lời từ diện tích đất đi thuê sản xuất lúa để trả một phần lợi nhuận cho người có đất cho thuê.

+ Chi phí tưới, tiêu: là toàn bộ chi phí tưới, tiêu thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất lúa đã chi ra để sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất lúa, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được miễn thuỷ lợi phí hoặc những nơi có hệ thống thủy lợi và được miễn thuỷ lợi phí nhưng vẫn phải chi trả chi phí bơm nước tưới tiêu, trong đó:

Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất lúa.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu hay chạy điện.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy chạy bằng xăng thì tính theo giá thuê máy chạy xăng, sử dụng máy chạy dầu thì tính theo giá thuê máy chạy dầu trên thị trường, sử dụng máy chạy điện thì tính theo giá thuê máy chạy điện trên thị trường.

            + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ, …) mà hộ sản xuất lúa đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.

            + Thủy lợi phí: Áp dụng cho những nơi có hệ thống thuỷ lợi và có thu thuỷ lợi phí và tính theo mức thu thực tế (nếu có) hoặc theo quy định  tại các văn bản pháp luật hiện hành về mức thu thuỷ lợi phí.

            + Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng:

            Điều tra viên cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá trị trường tại thời điểm điều tra và phân bổ cho 02 vụ sản xuất lúa trong năm.

+ Chi phí lãi vay  ngân hàng: Là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất lúa mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất.

Đối với trường hợp hộ sản xuất vay từ ngân hàng, tiền lãi vay tính theo lãi suất cho vay năm của Ngân hàng Thương mại tại địa phương và thời điểm mà hộ sản xuất vay vốn;

Đối với trường hợp hộ sản xuất vay vốn từ nguồn khác (vay cá nhân, đại lý vâậttư bán nợ tính lãi, vay lãi): tiền lãi vay được tính tối đa theo lãi suất cho vay năm của Ngân hàng Thương mại tại địa phương và thời điểm mà hộ sản xuất vay vốn;

 Chi phí lãi vay tiền (đồng) = Tổng số tiền vay (đồng) x lãi suất/tháng (%) x số tháng phải vay tiền trong vụ sản xuất lúa đó.

Trường hợp hộ sản xuất vay tiền ngân hàng để sử dụng vào mục đích khác, khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất lúa.

Trường hợp hộ sản xuất lúa tự bỏ tiền ra để sản xuất, không phải đi vay Ngân hàng thì không được tính chi phí lãi vay vì khoản đó đã nằm trong lợi nhuận của hộ sản xuất.

+ Chi lúa ngoài các chi phí nêu trên tuỳ theo điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất.

– Chi phí lao động (V): Là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất – sửa bờ (cày, bừa, trục), gieo cấy, bón phân, làm cỏ, phun thuốc, gặt-vận chuyển, suốt lúa, phơi lúa, sấy lúa, dặm lúa, thăm đồng, ngâm ủ giống, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất lúa, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động.

Trường hợp hộ sản xuất thuê dịch vụ tưới, tiêu (thuê cả máy, nhiên liệu và công lao động), hoặc thuê khoán gọn dịch vụ bảo vệ thực vật (gồm thuốc, thuê máy và công phun) hoặc thuê máy gặt đập liên hoàn (gồm máy, công gặt, công tuốt lúa) và thuê vận chuyển lúa về nhà và đã hạch toán các khoản chi phí này vào mục Chi phí vật chất thì không tính vào mục Chi phí lao động.

Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công)

+ Xác định ngày công cho từng loại công việc:

Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn).

Phương pháp quy đổi như sau:

VTC =

Vn

x

Tt

TQ

Trong đó:          – VTC là ngày công tiêu chuẩn;

                        – Vn ­là ngày công thực tế đầu tư;

                        – Tt là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do

                        hộ sản xuất hồi tưởng (hoặc ghi chép);

                        – TQ­ là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công.

Ví dụ:              

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 6 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

            VTC =

1

x

6

=

0,75 ngày công

8

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 12 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

            VTC =

1

x

12

=

1,5  ngày công

8

Cách xác định số lượng ngày công thực tế để quy đổi như sau:

Trường hợp đã có định mức ngày công lao động  trong định mức kinh tế – kỹ thuật do  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thì thực hiện theo định mức đó.

Trường hợp  chưa  có các định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn thì căn cứ vào kết quả điều tra ngày công thực tế hộ sản xuất đã đầu tư, hoặc số liệu thống kê gần nhất.

+ Xác định đơn giá tiền công:

Hộ sản xuất lúa đi thuê lao động sản xuất hoặc tự tiến hành các khâu công việc của sản xuất lúa, đơn giá công lao động tính theo giá thuê thực tế trên thị trường phù hợp từng khâu công việc tại thời điểm sản xuất lúa.

– Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi (Pth)

Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của lúa là rơm, rạ…

Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).

Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.

Điều 5. Phương pháp xác định giá thành sản xuất lúa thực tế, giá thành sản xuất lúa  dự kiến

 1. Xác định giá thành sản xuất lúa thực tế ( Ztt)

Ztt =

TCtt

W

Trong đó:          – Ztt là Giá thành thực tế  một kg lúa (đồng/kg);

                        – TCtt là Tổng chi phí sản xuất lúa thực tế trên một ha (đồng/ha);

                                    – W là Năng suất thực tế thu hoạch (kg/ha).

2. Xác định giá thành sản xuất lúa  dự kiến

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá thành sản xuất lúa thực tế trên địa bàn cùng vụ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến của cả nước của năm kế hoạch do Quốc hội công bố để làm cơ sở xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn tỉnh ngay từ đầu vụ sản xuất đối với từng vụ sản xuất trong năm. Công thức:

Zkh(i,k)  = Z tt(i-1,k) x (1 + CPIkh(i))

Trong đó:       – Zkh(i,k)  là giá thành sản xuất lúa kế hoạch năm i vụ k;

                     – Z tt(i-1,k)  là giá thành sản xuất lúa thực tế cùng vụ năm trước;

                     – CPIkh(i) là CPI dự kiến năm kế hoạch i.

Ví dụ:

– Giá thành sản xuất lúa thực tế vụ Hè Thu năm 2013 của tỉnh A là:

Ztt(2009, HT) = 4.120 đồng/kg

            – CPI dự kiến năm 2014: CPIkh(2010) = 7%

thành sản xuất lúa dự kiến vụ Hè Thu của tỉnh A năm 2014:

Zkh(2010,HT) = 4.120 đồng/kg x (1 + 7%) = 4.408 đồng/kg.

                        hoặc = 4.120 đồng/kg x 107% = 4.408 đồng/kg.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều  6. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính       

       a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện điều tra chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

b) Tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa thực tế và giá thành dự kiến bình quân toàn tỉnh của các tỉnh, thành phố để xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự kiến cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất và công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hoá trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

   2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

            a) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào các quy chuẩn kinh tế – kỹ thuật đã có hướng dẫn định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất lúa theo từng vụ để làm căn cứ xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa thực tế.

            b) Phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện điều tra chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

a) Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào các quy chuẩn kinh tế – kỹ thuật đã có hướng dẫn định mức kinh tế – kỹ thuật sản xuất lúa từng vụ sản xuất trong năm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, để làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất lúa;

b) Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, Ban, ngành lúa các vụ sản xuất trong năm trên địa bàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo;

  c) Xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn tỉnh, thành phố ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm. Đồng thời gửi Bộ Tài chính làm căn cứ để chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất và công bố giá mua thóc định hướng ngay từ đầu vụ.

4. Hiệp hội Lương thực Việt Nam:

   a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện mua thóc, gạo thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước;

   b) Căn cứ vào giá thành sản xuất lúa bình quân và giá mua thóc định hướng đã được công bố để làm cơ sở xác định và công bố giá sàn xuất khẩu gạo theo quy định.

 5. Hộ sản xuất lúa

Cung cấp thông tin trung thực về chi phí thực tế, năng suất thực tế trong sản xuất lúa của hộ sản xuất khi được điều tra, phỏng vấn.

            Điều 7. Kinh phí thực hiện                  

Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

            Điều  8. Hiệu lực thi hành        

            1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

            2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phương pháp điều tra, khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm.

            3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THỨ TRƯỞNG

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

 

                       

Nơi nhận:                          

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

– Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Tòa án Nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Sở Tài chính, Sở NN&PTNT các tỉnh thành phố trực thuộc TW;

– Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng;

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ Tài chính, Bộ NN & PTNT;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Các Bộ: Kế hoạch đầu tư, Công Thương;

– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ NN & PTNT;

– Lưu: Bộ TC (VT, Cục QLG), Bộ NNPTNT (VT, Cục Trồng trọt).

 

 

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT,

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA

VỤ……………………..

(Kèm theo Thông tư liên tịch số ……./TTLT-BTC-BNNPTNT ngày    tháng   năm

của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

 

I. Thông tin chung về hộ sản xuất:

Họ và tên chủ hộ:

Thôn/Ấp:

Xã:

Huyện:                                             

Tỉnh:

Số nhân khẩu trong gia đình:……..người, trong đó lao động chính:………

Tình trạng hộ gia đình:

Giàu                 Khá                  Cận nghèo                     Nghèo

Diện tích sản xuất lúa thực tế của hộ:………….. hecta.

Thuộc vùng có điều kiện sản xuất:    

Thuận lợi                      Trung bình                     Khó khăn

II. Thông tin về chi phí sản xuất lúa tính trên 1 hecta:

1.    Chi phí vật chất

1.1. Chi phí giống:

 

Tên giống lúa

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

………………….

1.2. đất như chi phí san gạt đồng ruộng,  xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở  …).

1.3. Chi phí phân bón:

 

Loại phân

Số lượng (kg hoặc lít)

Đơn giá

Thành tiền

A. Phân bón nền

 

 

 

Các loại phổ biến (Đạm, Lân, Kali, NPK…)

 

 

 

Phân khác

 

 

 

B. Phân bón lá

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

……………………..

 

1.4. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật:

 

Tên thuốc

Loại thuốc

Số lượng

(chai, túi, gói, kg)

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

………………….

1.5. Chi phí tưới tiêu

Chi phí

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

1. Chi phí nhiên liệu

(lít/kwh)

đồng/lít,kwh)

 

Xăng

 

 

 

Dầu

 

 

 

Điện

 

 

 

2. Chi phí thuê bơm (đồng)

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng cộng

 

 

…………………

1.6. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

1.7. Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng:

1.8 Thuỷ lợi phí (nếu có): áp dụng cho những nơi có hệ thống thủy lợi và không được miễn thuỷ lợi phí.

1.9. Chi phí lãi vay ngân hàng (nếu có):

Chi phí

Mục đích vay

Số tiền vay

Kỳ hạn vay

Lãi suất

Tổng lãi

1. Vay ngân hàng

 

 

 

 

 

2. Vay từ nguồn khác (cụ thể là từ nguồn nào vay lãi, mua chịu có tính lãi,….)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng cộng

 

 

 

 

.…………….

            1.10. Chi phí thu hoạch: (thuê máy gặt, vận chuyển, bao bì thu hoạch)      

1.11. Chi phí khác (nếu có):

Tổng chi phí vật chất: (1.1.+1.2+1.3+1.4+1.5+1.6+1.7+1.8+1.9+1.10+1.11) =………..đồng

2. Chi phí lao động

 

Khoản mục

 

Lao động gia đình

(ngày công)

Lao động thuê ngoài

(ngày công)

Đơn giá ngày công (đồng)

Thành tiền (đồng)

Số ngày công thực tế

Số giờ/ngày công thực tế

Tổng số ngày công tiêu chuẩn

Số ngày công thực tế

Số giờ/ngày công thực tế

Tổng số ngày công tiêu chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

9 =

8 x (4+7)

– Làm đất – sửa bờ (trục, xới, cày, bừa….)

 

 

 

 

 

 

 

 

– Gieo sạ (hoặc cấy)

 

 

 

 

 

 

 

 

– Bón phân

 

 

 

 

 

 

 

 

– Làm cỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

– Bơm nước

 

 

 

 

 

 

 

 

– Phun thuốc BVTV

 

 

 

 

 

 

 

 

– Gặt

 

 

 

 

 

 

 

 

– Vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tuốt lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

– Phơi lúa, sấy lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thăm đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

– Dặm lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

– Ngâm ủ giống

 

 

 

 

 

 

 

 

– Làm cỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

– Công khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng Chi phí lao động

 

 

 

 

 

 

 

………..

Ghi chú:          

– Giá trị cột 4 bằng giá trị cột 2 nhân giá trị cột 3 và chia cho 8 giờ

–  Giá trị cột 7 bằng giá trị cột 5 nhân giá trị cột 6 và chia cho 8 giờ

– Nếu đã tính chi phí thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta khi thu hoạch thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển lúa.             

– Nếu đã tính chi phí thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ trong chi phí tưới tiêu thì không tính công lao động bơm nước.

– Trường hợp công gặt, tuốt lúa và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.

3. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (nếu có):

– Phụ thu rơm rạ:

– Phụ thu khác:

            4. Các khoản được hỗ trợ (nếu có)

5. Tổng chi phí = 1+2-3-4 =……………………………..đồng

III. Tổng thu:

Loại

Năng suất (kg/ha)

Giá bán (đồng/kg)

Tổng thu

Lúa khô

 

 

 

3. Tổng cộng

 

 

……………

 

Trường hợp, hộ sản xuất bán lúa tươi, quy đổi trọng lượng lúa tươi sang lúa khô theo công thức:

                                                                          W0 x (100%-H0)

W14% = 

                 (100% – 14%)

Trong đó:    – W14%: trọng lượng lúa khô ở độ ẩm chuẩn (14%);

– W0: trọng lượng lúa tươi lúc thu hoạch;

– H0: Ẩm độ lúa tươi lúc thu hoạch;

– 14% là độ ẩm chuẩn đối với lúa

IV. Giá thành sản xuất = Tổng chi phí/ tổng năng suất =…………………..đồng/kg

V. Lợi nhuận: = Tổng thu – Tổng chi phí = ………………..đồng

 

CHỦ HỘ

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỀU TRA VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 2: BIỂU MẪU BÁO CÁO

CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA

VỤ……………………..

(Kèm theo Thông tư liên tịch số ……./TTLT-BTC-BNNPTNT ngày    tháng    năm 2014

của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

Tỉnh:

Tổng số mẫu điều tra:………………………, trong đó: ……….hộ, ……….., xã………….huyện.

Diện tích xác định chi phí sản xuất, tính giá thành thống kê theo biểu mẫu dưới đây:……………….hecta.

                                                                                   

STT

Khoản mục

 

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

I

Chi phí vật chất 1 ha

đồng

 

 

 

1

Giống

kg

 

 

 

2

Chi phí làm đất

đồng

 

 

 

3

Phân bón

 

 

 

 

 

– Ure

kg

 

 

 

 

– DAP

kg

 

 

 

 

– Lân

kg

 

 

 

 

– Ka ly

kg

 

 

 

 

– NPK

 

 

 

 

 

– Phân bón lá

 

 

 

 

 

– Phân khác (hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, vi sinh, )

Kg hoặc lít

 

 

 

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

đồng

 

 

 

5

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

đồng

 

 

 

 

– Trừ sâu

đồng

 

 

 

 

– Trừ bệnh

đồng

 

 

 

 

– Diệt cỏ

đồng

 

 

 

6

Chi phí tưới, tiêu

 

 

 

 

 

– Xăng, dầu, điện (*)

đồng

 

 

 

 

– Thuê bơm (**)

đồng

 

 

 

7

Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

đồng

 

 

 

8

Thuỷ lợi phí (nếu có)

 

 

 

 

9

Chi phí lãi vay  ngân hàng

đồng

 

 

 

10

Chi phí thu hoạch (thuê máy gặt, vận chuyển) (***)

đồng

 

 

 

11

Chi phí bao bì thu hoạch

đồng

 

 

 

12

Chi phí khác

đồng

 

 

 

II

Chi phí lao động

công

 

 

 

 

– Làm đất-sửa bờ (cày, bừa, trục)

công

 

 

 

 

– Gieo sạ (hoặc cấy)

công

 

 

 

 

– Bón phân

công

 

 

 

 

– Làm cỏ

công

 

 

 

 

– Bơm nước

công

 

 

 

 

– Phun thuốc BVTV

công

 

 

 

 

– Gặt

công

 

 

 

 

– Vận chuyển

công

 

 

 

 

– Tuốt lúa

công

 

 

 

 

– Phơi lúa, sấy lúa

công

 

 

 

 

– Thăm đồng

công

 

 

 

 

– Dặm lúa

công

 

 

 

 

– Ngâm ủ giống

công

 

 

 

 

– Công khác

công

 

 

 

III

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi

đồng

 

 

 

IV

Tổng chi phí sản xuất 1 ha (I+II-III)

đồng

 

 

 

V

Năng suất 1 ha

tấn

 

 

 

VI

Giá thành sản xuất (IV:V)

đồng/kg

 

 

 

VII

Giá bán lúa khô

đồng/kg

 

 

 

VIII

Lợi nhuận

đồng

 

 

 

 

Lợi nhuận so với giá thành

%

 

 

 

 

            Ghi chú:          

– (*) và (**): nếu thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ thì không tính công lao động bơm nước vào mục chi phí lao động.

– (***): Nếu thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển lúa trong mục chi phí lao động.        

– Trường hợp công gặt, tuốt lúa và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.

 

Soạn Bài Đặc Điểm Của Văn Bản Biểu Cảm (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã chọn hình ảnh tấm gương và đem ví tấm gương với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực.

c)

Bố cục của bài văn:

– Mở bài: Từ đầu ⟶ trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó

– Thân bài: tiếp theo đến … mà lòng không hổ thẹn.

– Kết bài: còn lại.

– Gương luôn trung thực không nhìn đen nói trắng như những kẻ xu nịnh.

– Không một ai mà không soi gương.

– Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương lương tâm mà không hổ thẹn.

d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài rất rõ ràng và chân thực. Điều đó bài văn đã tạo sự xúc động chân thành trong lòng người đọc.

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Đoạn văn trên biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình? Trả lời:

– Đoạn văn biểu cảm nỗi đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, bị ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát. Tình cảm này được biểu thị một cách trực tiếp

– Dấu hiệu đưa ra nhận xét, ta căn cứ vào tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở của người con: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Mẹ có biết không? …

Phần II LUYỆN VĂN Đọc bài Hoa học trò (tr.87 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa-học-trò? b. Hãy tìm mạch ý của bài văn. c. Bài văn được biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? Trả lời:

a) Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ khi xa thầy, rời bạn vào những ngày hè. Trong bài, tác giả đã mượn hình ảnh hoa phượng, hoa phượng nở, hoa phượng rơi để khêu gợi tình cảm trên. Sở dĩ tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng gắn liền với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.

b) Mạch ý của bài văn

Chủ đề của bài văn được thể hiện qua mạch ý sau:

– Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.

– Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.

– Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.

⟹ Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng.

c.

Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

– Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.

– Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

chúng tôi

Thông Tin Bản Tin Dự Báo Thời Tiết Huế Mới Nhất

Viết Đoạn Văn Bài Dự Báo Thời Tiết Bằng Tiếng Anh Hay Có Dịch

Dự báo thời tiết là 1 bản tin quen thuộc sau mỗi chương trình thời sự hoặc một số chương trình dự báo thời tiết sẽ nhiều hơn nếu có bão hoặc yếu tố thời tiết xấu xảy ra. Vậy làm sao để viết 1 bản tin dự báo thời tiết bằng tiếng anh các bạn sẽ phải làm quen một số từ vựng ở mảng thời tiết để viết tốt bài luận về vấn đề này.

Bài luận 1. Viết bài dự báo thời tiết bằng tiếng Anh

Vocabulary:

Forecast (n): Dự báo trước.

Vision (n): Tầm nhìn.

Heat (n): Nền nhiệt, sức nóng.

Liquid (n): Chất lỏng.

Shower (n): Mưa rào.

Latitude (n): Vĩ độ – Longitude (n): Kinh độ.

Urgent (adj): Khẩn cấp.

Shelter (n): Nơi ẩn nấp.

Hello everyone, this is the weather forecast in the East Sea area on Sunday, 22nd of September. The morning and afternoon will have beautiful weather with very little clouds; the vision will be over 10km. East wind strength falls in between 3 and 4 level creating a quite water surface. The heat may raise after 12PM with the temperature goes up to nearly 38 degrees, so please pay attention to your liquid consuming. At 3 PM there will be local shower from 16 to 18 degrees latitude with light wind, but the shower will not last long. At about 6 PM in the evening, there will be a low pressure area from 10 to 13 degrees latitude which causes shower and windstorm along the coast of the South East Sea. All boats need to pay attention when getting into this region and turn on urgent signal whenever needed. Heavy rain may appear after midnight, we recommend that all boats should find shelter and wait for the next morning when the rain stops. Residents near the sea coast also need to have preparation as the sea level may raise higher than usual with strong waves.

Dịch:

Xin chào mọi người, đây là bản tin dự báo thời tiết ở khu vực Biển Đông vào Chủ nhật, ngày 22 tháng 9. Buổi sáng và buổi trưa sẽ có thời tiết đẹp với rất ít mây; tầm nhìn xa hơn 10km. Sức gió đông rơi vào khoảng từ cấp 3 đến cấp 4 khiến mặt nước biển khá tĩnh lặng. Nền nhiệt có thể tăng sau 12 giờ với nhiệt độ lên đến gần 38 độ, vì vậy hãy chú ý đến việc tiêu thụ nước của bạn. Lúc 3 giờ chiều sẽ có mưa rào cục bộ từ 16 đến 18 độ vĩ với gió nhẹ, nhưng mưa rào sẽ không kéo dài. Vào khoảng 6 giờ chiều sẽ có một khu vực áp thấp từ 10 đến 13 độ vĩ độ gây ra mưa và gió bão dọc theo bờ Biển Đông. Tất cả các tàu thuyền cần chú ý khi vào khu vực này và bật tín hiệu khẩn cấp bất cứ khi nào cần thiết. Mưa lớn có thể xuất hiện sau nửa đêm, chúng tôi khuyên tất cả các tàu thuyền nên tìm nơi trú ẩn và đợi cho đến sáng hôm sau khi hết mưa. Cư dân gần bờ biển cũng cần phải có sự chuẩn bị vì mực nước biển có thể tăng cao hơn bình thường đi kèm với sóng mạnh.

Bài luận 2. Viết đoạn văn dự báo thời tiết bằng tiếng Anh

Vocabulary:

Freezing (adj): Đông cứng.

Scatter (v): Rải, rắc, gieo.

Dịch:

Vậy là phần tin tức chính đã kết thúc, bây giờ là thời điểm cho bản tin dự báo thời tiết cuối tuần. Thủ đô Hà Nội tiếp tục đón nhận không khí lạnh thổi từ phía Bắc, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 15 độ, vì vậy người dân nên giữ cho cơ thể ấm áp. Những ngày tiếp theo sẽ không có mưa với hy vọng rằng ánh mặt trời sẽ trở lại vào thứ hai. Khu vực xung quanh Hà Nội cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh này, nhưng nhiệt độ sẽ cao hơn một chút, khoảng 18 đến 19 độ vào buổi sáng và 15 đến 17 độ vào buổi tối. Trong khi miền Bắc Việt Nam bị đóng băng như đang ở giữa mùa đông, thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh quả thật lý tưởng để mọi người ra ngoài và tận hưởng cuối tuần. Nhiệt độ thực tế trên các con đường sẽ cao sau 12 giờ, vào khoảng 38 độ, vì vậy người dân chỉ nên đi ra ngoài nếu cần thiết. Vào buổi tối, sẽ có mưa rào rải rác nên bầu không khí sẽ được làm mát lại. Ngày hôm sau cũng sẽ là một ngày nắng đẹp, nên mọi người ở Sài Gòn có thể tận hưởng cuối tuần một cách tốt nhất. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị, tiếp theo là tin tức thể thao thường nhật.

Thông Tin Dự Báo Thời Tiết Huế Khí Tượng Thủy Văn Mới Nhất

Về Ý Nghĩa Ba Chức Năng Cơ Bản Của Văn Học

Khi nói về ý nghĩa của văn học, người ta nhắc nhở tới ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Anh (chị) hiểu gì về ba chức năng đó? Thử phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ những kiến giải đó.

BÀI LÀM

1.Nhập đề: Văn học là một sáng tạo của con người trong cuộc sống. Tác phẩm văn học từ xưa nay luôn luôn thể hiện và đánh dấu nền văn học của nhân loại. Thế nhưng, nhiều nhà văn, đứng trước những hoàn cảnh nghiệt ngã, lại băn khoăn tự hỏi liệu một tác phẩm văn chương có ích lợi gì khi người ta chết đói? Nói như vậy là một cách đặt lại vấn đề chức năng của văn học. Cho nên, những nhà lý luận văn học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vai trò và tác dụng của văn chương. Dù công cuộc nghiên cứu ấy chưa dừng lại, nhưng ít nhất, người ta cũng thừa nhận rằng văn học có nhiều chức năng, trong đó cơ bản là: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Xác định được ý nghĩa của những khái niệm đó và phân tích một tác phẩm cụ thể để minh họa, thiết tưởng đó cũng là một cách thiết thức để tìm hiểu vai trò của văn học.

2. Giải quyết vấn đề: Chức năng nhận thức:

a) Thế nào là chức năng nhận thức?

Đi từ chức năng cung cấp kiến thức: con người, trong quá trình phát triển, cần rất nhiều kiến thức: về địa lí, về lịch sử, về toán học, về vật lý, về sinh học, về xã hội, về cuộc sông, về con người. Nhìn chung, có hai loại kiến thức: kiến thức về khoa học tự nhiên và kiến thức về khoa học xã hội. Văn học cung cấp cho ta những kiến thức thuộc loại thứ hai.

Đến chức năng nhận thức: kiến thức là cái gì còn nằm ở dạng khách quan, còn nhận thức là có tác động chủ quan. Khi vẽ nên bức tranh hai người đánh lộn, đó là thể hiện khách quan, nhưng khi vẽ nên cảnh đó để trẻ em thấy đánh lộn là xấu, không nên thì đó là tác động chủ quan. Từ đó có thể thấy chức năng nhận thức tức là chức năng giúp người ta phân biệt cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu. Như thế, rõ ràng là văn học không phải chỉ cung cấp cho ta những kiến thức mà qua những kiến thức tác phẩm còn hướng người đọc tới nhận thức nhất định.

Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức nhất định. Nhưng đấy không phải là mục đích cuối cùng của nhà văn. Qua một tiểu thuyết, ta có thể biết được vào thời kỳ nào đó, người ta trồng trọt như thế, kiến thức ra sao, cưới hỏi có giống hiện nay hay không. Nhưng nhà văn không ngừng lại ở đó, nhà văn muốn qua những kiến thức đó, hướng người đọc tới những nhận thức về con người, về cuộc sống.

b) Phân tích: Lấy một bài thơ quen thuộc – bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ điều đó. Lịch sử có thể miêu tả những trận đánh, nêu lên những đặc điểm của quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp, về ưu điểm cũng như về khuyết điểm.

Sử học có thể mô tả con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến qua những địa danh cụ thể xác thực. Nhưng tuyệt nhiên, sử học không bao giờ ghi lại một cách sinh động, chân thực và hình tượng cảnh đoàn quân như thế này:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Nhà thơ, qua những hình ảnh sống động ấy, giúp cho ta nhận thức được con người hành quân hết sức gian nan, và cao hơn nữa, giúp ta nhận thức rằng những người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến là những thanh niên giàu lòng hy sinh và có tinh thần chịu đựng gian khổ một cách đáng khâm phục:

Những cái gì cho họ có khả năng chịu đựng như vậy? Bài thơ tiếp tục đẩy người đọc đi tới một hướng nhận định mới: chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến là những con người tiêu biểu của một thế hệ thanh niên Việt Nam có lòng yêu nước sâu sắc:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chính vì nhận thức được như vậy nên có người đã nhìn thấy “bức chân dung tiêu biểu rất oai hùng của những chiến sĩ vô danh dám xả thân vì nghĩa lớn”.

3. Chức năng thẩm mỹ:

a) Thế nào là chức năng thẩm mỹ?

Chức năng thẩm mỹ tức là chức năng về cái đẹp. Bản chất của con người là yêu cái đẹp, thích mình đẹp và hướng về cái đẹp. Văn học cũng như những ngành nghệ thuật khác, là một trong nhiều phương tiện hướng con người tới cái đẹp. Cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu trái tim, nhu cầu tâm hồn của con người. Bản chất của văn học là cái đẹp – cái đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng, của hành động – cho nên văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. “Tác phẩm văn học chân chính giúp cho con người phát triển những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, nâng cao năng lực cảm nhận cái đẹp, nâng cao thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ, hiệu chỉnh những sai lầm, uốn nắn những sự không lành mạnh hay thấp kém trong quá trình cảm thụ cái đẹp. Văn học thực hiện chức năng này một cách vô tư, không áp đặt với người đọc”.

b) Phân tích: vậy thì, trong tác phẩm mà chúng ta thí dụ, chức năng về cái đẹp đã thể hiện như thế nào?

Ở trong hình ảnh:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Còn đây là một nét đẹp khác về con người:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Hồn thơ tinh tế của tác giả bắt rất nhạy từ một làn sương chiều mỏng, từ một dáng hoa lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt, rồi ông thổi hồn mình vào đó và để lại mãi mãi trong ta nỗi niềm bâng khuâng thương mến và một áng thơ đẹp và cả bài Tây Tiến mang vẻ đẹp lý tưởng của mọi người thật rực rỡ. Người ta sống bằng lý tưởng và nhìn những gian khổ mất mát bằng cái nhìn cao cả, bất cần, đôi khi ngây thơ nữa.

4. Chức năng giáo dục:

a) Thế nào là chức năng giáo dục? Đó là chức năng đem tới những bài học, những bổ ích của tác phẩm văn học. Nói cách khác tác phẩm văn học sẽ dạy ta những bài học thiết thực nào đấy bằng cách của nó. Có thể, qua một bài thơ, ta hiểu thế nào là tình yêu thiên nhiên, qua một tiểu thuyết ta học cách làm người cho xứng đáng. Nhưng nói như vậy là một cách nói tương đối và thoáng. Bởi vì tác phẩm không phải là những bài học giáo dục. Tác phẩm văn học còn được gọi là sự tự giáo dục. Nói cách khác, qua hình tượng nghệ thuật, mỗi một người đọc tự cảm nhận được điều bổ ích với chính mình, không nhất thiết giống với người khác. Tính giáo dục của tác phẩm văn học thông qua con đường của trái tim cho nên tác dụng của nó cực kì mãnh liệt. Nó làm thay đổi tâm hồn, làm phong phú tình cảm, làm thay đổi những suy nghĩ.

b) Phân tích: chính bằng những hình tượng nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đem tới cho người đọc nhiều điều bổ ích thú vị.

Trước hết là tình đồng đội. Rõ ràng điểm xuất phát của bài thơ này nỗi nhớ đồng đội tha thiết, mãnh liệt và chân thực. Từ sự rung động của nhà thơ, nỗi nhớ ấy làm rung động trái tim người đọc và bài học về tình yêu đồng đội được cảm nhận sâu sắc trên từng câu thơ:

Và mặc dù nhà thơ không có một khái niệm trực tiếp nói về sự biết ơn, ca ngợi lòng biết ơn đối với những người chiến sĩ vô danh, nhưng toàn bộ bài thơ được người đọc đánh giá đó chính là tượng đài bất tử mà nhà thơ Quang Dũng với tất cả tấm chân tình đã dựng nên để tưởng niệm những người chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì nước… Nhận ra được đó là bức tượng đài tưởng niệm những người chiến sĩ không tên, ấy là gì nếu không phải là bài học cụ thể mà tác phẩm nghệ thuật mang tới cho người đọc.

Kết luận: Thực ra thì rất khó có thể phân biệt ba chức năng ấy một cách dứt khoát và rõ ràng như vậy bởi vì bản chất của nó là gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật. Nhưng ở một mức độ tương đối, để dễ dàng nhận thức, chúng ta làm công việc tách rời đó. Dù khi tách rời, các chức năng ấy, trong một tác phẩm cụ thể là bài thơ Tây Tiến, vẫn tỏ ra có môi liên hệ. Bởi vì nhận thức mà tác phẩm đem tới là cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng.

Chính vì những chức năng hết sức tinh tế và ảnh hưởng sâu sắc như vậy văn học luôn luôn cần thiết đối với con người trong quá trình phát triển nhân cách và đối với xã hội trong quá trình hoàn thiện.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Tiết Góp Ý Dự Thảo Văn Bản trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!