Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Từ Hán Việt được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
( Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)
A) Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt :
– Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.
– Từ HV chỉ có chữ mang vần:
+ ắc ( nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);
+ ất ( nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);
+ ân ( ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)
+ ênh ( bệnh viện, pháp lệnh,…)
+ iết ( khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)
+ ich ( lợi ích, du kích, khuyến khích,…)
+ inh ( binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)
+ uông ( cuồng loạn, tình huống,…)
+ ưc ( chức vụ, đức độ, năng lực,…)
+ ương ( cương lĩnh, cường quốc,…)
– Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyết: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)
– Từ HV có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn ( tuổi thìn).
– Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng : sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.
B) Mẹo tr / ch :
– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt. Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.
Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).
C) Mẹo d / gi / r :
– Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.
– Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).
– Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi ( giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)
– Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang ( Gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).
– Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d ( dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).
Soạn Bài : Từ Hán Việt
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.
: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa ( Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …
: Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.
a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
: Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.
b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
: Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
c) Các từ thiên thư(trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
: Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
1. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:
– phi1: phi công, phi đội / phi2:phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
– tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
: Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoacó các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.
2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:
3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:
: Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hoả.
4. Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.
Thuật Ngữ Từ Hán Việt Là Gì
1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:
Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán-Việt.
Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có thể phân các giai đoạn tiếp nhận ấy ra làm hai thời kì lớn:
a/- Giai đoạn trước đời Ðường:
Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ phương bắc, tiếng Hán đã được sử dụng ở Giao Châu với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có một cơ sở vững vàng từ trước, đến giai đoạn này nó vẫn tiếp tục được kế thừa và tồn tại. Vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm, người Việt chỉ tiếp nhận lẻ tẻ một số từ Hán thường dùng để lấp đầy vào chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn, muộn, mây, muỗi, đục, đuốc…Những từ được tiếp nhận giai đoạn này được gọi là những từ tiền Hán- Việt hay từ Hán cổ.
b/-Giai đoạn từ đời Ðường trở về sau:
Vào khoảng đời Ðường, người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc đủ các loại được truyền bá rộng rãi. Trước đó, một số thiền sư ấn Ðộ và người Hán cũng truyền giáo ở Giao Châu, một số kinh phật đã được dịch sang chữ Hán cũng được truyền sang Giao Châu.Qua thư tịch, lớp từ văn hóa biểu thị những khái niệm trưù tượng của các phái Nho, Phật, Lão trong tiếng Hán đã được được người Việt vay mượn có tính chất đồng loạt, hệ thống kèm theo sự cải biến về mặt ngữ âm và ý nghĩa để lấp đầy vào khoảng thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.Những từ tiếp nhận ở giai đoạn này được gọi là từ Hán-Việt .
Sau khi âm Hán-Việt đã được hình thành, trong tiếng Việt vẫn diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi này có thể tác động vào một bộ phận từ Hán-Việt, nhất là những từ thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, làm cho những từ này mang những nét mới về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, khác với những từ Hán-Việt trước đây. Những từ này được gọi là từ Hán-Việt Việt hoá.
Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.
3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt.
Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường.
Từ đời Hán cho đến đời Ðường, tiếng Hán đã trải qua hai giai đoạn lớn (Thời kì âm Hán thượng cổ và thời kì âm Hán trung cổ), do đó ngữ âm của tiếng Hán biến đổi và phát triển khá nhiều. Sự biến đổi này có tác động lớn lao đến hệ thống ngữ âm từ gốc Hán trong tiếng Việt, bởi vì những từ Hán – Việt cổ đọc theo âm Hán Thượng cổ, những từ Hán – Việt lại dựa vào âm Hán trung cổ. Dựa vào thành quả nghiên cứu về âm Hán Thượng cổ, đối chiếu với những từ gốc Hán ở Việt Nam, những người có vốn Hán ngữ có thể xác định được những từ nào thuộc về lớp từ Hán-Việt cổ.
Về mặt ngữ âm, có thể hình dung lại quá trình biến đổi từ âm Hán Thượng cổ sang âm Hán-Việt cổ như sau: Trước thế kỉ thứ X trong hệ thống âm đầu tiếng Việt còn chưa có âm hữu thanh, vì vậy âm Hán-Việt cổ lúc đầu cũng mang âm đầu vô thanh, về sau chúng mới hữu thanh hóa. Như vậy những từ có âm đầu hữu thanh trong tiếng Việt ở thời kì ban đầu này chính là những từ gốc Hán.
Xét về mặt nội dung và phong cách, các từ Hán-Việt cổ do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại là những từ đơn âm tiết có đầy đủ hai mặt hình ảnh âm thanh và ý nghĩa, nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận hành độc lập trong tiếng Việt và có một vị trí không khác gì những từ gốc Môn-Khme và gốc Tày-Thái trong tiếng Việt, vì vậy cho nên trong thực tế lâu nay nó vẫn được coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác giả xem chúng là từ thuần Việt.
3.3. Từ Hán-Việt.
Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu, những từ Hán-Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Xét về mặt nội dung, có thể thấy từ Hán Việt được sử dụng để biểu đạt những khái niệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, v.v… Ví dụ:
– Chính trị: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống, triều đình, …
– Văn hóa: khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết,…
– Giáo dục: tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa,…
– Tôn giáo: Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,…
– Quân sự: chiến trường, giáp trận, xung đột, chỉ huy, ác chiến,.
– Tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, xử lí, tố cáo, án sát, ân xá,…
– Y học: thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm,…
– Kinh tế: thương mại, thương khách, công nghiệp, thương nghiệp,…
Về mặt ngữ âm, có thể miêu tả quá trình hình thành ra âm Hán-Việt thành mấy điểm sau:
Về phần vần, cũng có những biến đổi đều đặn từ âm Hán Trung cổ sang âm Hán-Việt.
Chọn hệ thống ngữ âm Hán -Việt làm trung điểm để khảo sát hệ thống ngữ âm của những từ vay mượn gốc Hán ở các thời kì, có thể thấy đặc điểm ngữ âm của những từ vay mượn ở hai thời kì này như sau:
THV HV THV HV
Thông qua cứ liệu thống kê trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm của hai thời kì này:
-Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:
+ Sự dối lập giữà / b / và / f /
Thí dụ: buồng – phòng; buông – phóng; bùa – phù.
+Sự đối lập giữa / m / và / v /.
Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.
+Sự đối lập giữa / d/ và / tr /.
Thí dụ: đục -trọc , đuổi -truy ; đúng -trúng.
+Sự đối lập giữa / ia / và / i /.
Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.
+ Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / / i / ngắn.
Thí dụ : nôm, nồm – nam, nộp- nạp, hộp – hạp.
+ Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ .
Thí dụ: tanh- tinh ; sanh – sinh.
+ Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /.
Thí dụ: kén- kiển ; quen- quán ; khoe- khoa ; phen- phiên; sen -liên.
+ Sự đối lập giữa / o / và / wo /.
Thí dụ: hòn- hoàn.
+ Sự đối lập giữa / ua / và / u /.
Thí dụ: chúa – chủ ; múa- vũ .
+ Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /.
Thí dụ: lừa – lư ; chứa – trữ ; tựa – tự.
+ Sự đối lập giữa / ơ / , / ai / , / ơi / , / âi / và / i /.
Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; mày- mi ; dời -di; vây – vi.
…
Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc. Có một điều đáng nói là thái độ tích cực, chủ động của người Việt trong quá trình tiếp thu những từ ngữ của tiếng nước ngoài. Những từ ngữ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt chẳng những biến đổi it nhiều về hình thức ngữ âm như vừa nêu mà còn có những cải biến về mặt ý nghĩa. ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.
– Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:
Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.
Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).
– Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
a). Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.
Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.
b). Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.
c). Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:
Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất đặc nấu chảy ra chất lỏng…Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất. Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể của người và động vật.
– Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:
Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.
Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt.
Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếngViệt có nghĩa là mặt mũi sáng sủa, dễ coi.
Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.
Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.
Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.
– Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:
Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .
Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Thí dụ:
Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).
Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi (trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)
Về mặt phong cách, từ tiền Hán-Việt do được du nhập sớm nên hầu hết có nội dung biểu đạt những khái niệm cụ thể và được Việt hoá rất sâu ( như: buồng, bình, đục, đuốc mây, mùa, mù, đúng,…). Từ Hán-Việt do được du nhập muộn hơn, khi tiếng Việt đã có những từ biểu thị các sự vật cụ thể thuộc nền văn minh vật chất, cho nên phần lớn chúng được sử dụng để biểu thị những khái niệm trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa và được Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhan…có thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Thí dụ:
+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, …
+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh,…
Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:
+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,…
+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp,…
+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng,…
Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt .
Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,…
3.4. Từ Hán Việt hóa.
Từ Hán Việt Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng , hoạvà vẽ.
Có thể nhận thấy sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán-Việt sang âm Hán-Việt Việt hoá như sau:
– Về phần vần.
Chú ý: Từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai điểm xuất phát khác nhau và ở vào hai thời điểm khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa có âm Hán-Việt cổ, lại vừa có âm Hán-Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, chỉ xảy ra hiện tượng song tồn giữa a/. Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt. b/. Từ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa.
Các từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa có đặc điểm chung là đã được Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, giống với từ gốc bản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong việc cấu tạo từ và câu. Chính vì vậy có tác giả xếp chúng vào cùng một loại từ gốc Hán không đọc theo âm Hán-Việt hay từ thuần Việt.
Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bài 6. Từ Hán Việt (Tiếp Theo)
KIỂM TRA BÀI CŨ: Khoanh tròn đáp án đúng. Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là gì? A – Tiếng Hán Việt . B – Âm Hán Việt . C – Yếu tố Hán Việt . D – Từ Hán Việt .
Câu 2: Từ Hán Việt có đặc điểm gì? A – Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập như từ mà dùng để tạo từ ghép.B – Có nhiều từ Hán Việt đồng âm với nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.C – Có nhiều từ Hán Việt đọc khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau.D – Ý kiến khác.
Câu 3: Từ ghép chính phụ Hán Việt bao gồm mấy loại nhỏ ?
Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. ( đàn bà )Từ ” Phụ nữ ” thể hiện sự trang trọng hơn so với từ ” đàn bà “.
Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. (chết, chôn)Từ ” từ trần “, ” mai táng ” thể hiện sự tôn kính, kính trọng hơn so với từ ” chết “, ” chôn “.
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua TrầnNhân Tông.Nhà vua : Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.Yết Kiêu: Tâu bệ hạ , thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.Nhà vua : Để làm gì ?Yết Kiêu : Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Không nên quá lạm dụng sử dụng từ Hán Việt. Chỉ sử dụng từ Hán Việt khi nào thật cần thiết và phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn đáp án đúng.Câu 1: Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của từ Hán Việt?A – Tạo sắc thái trang trọng, lịch sự, tôn kính.B – Tạo sắc thái thân mật ,gần gũi, dân dã.C – Tạo sắc thái tao nhã, tránh sự gây cảm giác thô tục, ghê rợn.D – Tạo sắc thái cổ xưa.Câu 2 : Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì?A – Sử dụng tùy ý vói mức độ dày đặc.B – Sử dụng đúng,phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.C – Không nên quá lạm dụng, chỉ dùng khi nào thực sự cần thiết nhằm tạo sắc thái nào đó.D – Ý kiến khác.Bài 2: Cho các từ sau : chết , phu nhân, phụ thân, cha con, vợ chồng ,hải đăng,dạy bảo, lĩnh chỉ, làm theo, huynh đệ, sông núi,…. Hãy sắp xếp thành 2 nhóm theo bảng sau:– Chết, cha con, vợ chồng, dạy bảo, làm theo, sông núi.– Phu nhân, phụ thân, hải đăng, lĩnh chỉ, huynh đệ.
Hướng dẫn về nhà:1 – Học thuộc ghi nhớ / SGK.2 – Làm bài tập / SGK.3 – Xem trước bài: ” Đặc điểm văn bản biểu cảm”. + Xem lại bài: “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Từ Hán Việt trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!