Xu Hướng 9/2023 # Cấu Tạo Của Trái Đất # Top 11 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cấu Tạo Của Trái Đất # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Của Trái Đất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT

Vào thế kỉ XVIII, hai nhà khoa học Căng (Đức) và La-plat (Pháp), lần đầu tiên trong lịch sử đã đưa vào Thiên văn học một quan niệm mới về sự hình thành Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất. Theo các ông, Hệ Mặt Trời được hình thành không phải do sức mạnh của Thượng đế mà do những quy luật của bản thân Vũ Trụ. Giả thuyết Căng – La-plat đã giải thích được cấu trúc cơ bản của Hệ Mặt Trời, phù hợp với trình độ nhận thức khoa học của thế kỉ XVIII, nhưng cũng bộc lộ một số sai lầm cơ bản, không phù hợp với những quy luật Vật lí.

Với sự phát triển của khoa học, dần dần con người ngày càng có cách nhìn đúng đắn, chính xác hơn về nguồn gốc Trái Đất.

Vào những năm giữa thế kỉ XX, Ôt-tô Xmit (nhà khoa học Nga) và những người kế tục ông đã đề ra một giả thuyết mới. Theo giả thuyết này, những hành tinh trong Hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh. Mặt Trời sau khi hình thành, di chuyển trong Dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do sức hấp dẫn của Vũ Trụ, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip. Trong quá trình chuyển động, đám mây bụi và khí đó dần dần ngưng tụ thành các hành tinh.

Đa số các nhà khoa học đã chấp nhận quan điểm của Ôt-tô Xmit. Tuy nhiên, họ cũng thấy cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề về quan hệ giữa sự hình thành của các hành tinh với nguồn gốc của Mặt Trời và các thiên thể khác trong Vũ Trụ…

Ngày nay, với những tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực Vật lí, Thiên văn… người ta ngày càng có thêm những căn cứ khoa học để bổ sung nhiều vấn đề mới, giải thích về nguồn gốc Trái Đất, các thiên thể trong Hệ Mặt Trời và trong Vũ Trụ mà các giả thuyết trước đây chưa giải quyết được.

Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp.

Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.

Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày.

Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

2. Lớp Manti

Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.

Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo – quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.

Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…

3. Nhân Trái Đất Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác.

Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.

III. Trái Đất – ngôi nhà xanh của chúng ta.

* Trái Đất là hành tinh gần Mặt Trời thứ 3.

* Khoảng cách trung bình đến Mặt Trời: 93 triệu dặm (149.6 triệu km).70,8% bề mặt Trái Đất đc bao phủ bởi nước ở dạng lỏng, và phần còn lại đc phân thành 7 châu lục, bao gồm: châu Á (chiếm 29,5% diện tích đất liền của Trái Đất), châu Phi (20,5%), Bắc Mỹ (16,5%), Nam Mỹ (12%), Nam Cực (9%), châu Âu (9%), châu Úc (5%). Định nghĩa các châu lục này chủ yếu mang tính chất văn hoá bởi vì có những châu lục không bị dải nước nào chia cắt cả như châu Á và châu Âu chẳng hạn. Về mặt địa lý, chỉ có 4 châu lục bị nước chia cắt: châu Á – Âu – Phi (chiếm 57% diện tích đất liền), châu Mỹ (28,5%), châu Nam Cực (9%) và châu Úc (5%). 0,5% còn lại là các hòn đảo chủ yếu rải rác trong phạm vi châu Đại Dương, ở giữa và Nam Thái Bình Dương

* Một ngày trên Trái Đất đc chia thành 24h, nhưng thực chất Trái Đất mất 23h56’4s để tự quay quanh mình, như vậy là có 3’56s bị lệch. Khoảng thời gian này sẽ đc cộng dồn vào một vòng quay Trái Đất quanh quỹ đạo của nó.* Một năm Trái Đất là khoảng thời gian Trái Đất cần để đi đủ một vòng quanh Mặt Trời. Khoảng thời gian này có thể sai khác đôi chút theo từng năm, nhưng trung bình là khoảng 365,25 ngày. Cho đến nay, Trái Đất là hành tinh duy nhất trong vũ trụ đc biết là có sự sống.

Diện tích: 316.954.764 dặm vuông (510.065.600km2)Đường kính tại đường xích đạo: 7.926 dặm (12.756km)

Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất

Nội dung

CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT

“Ngó sâu” vào lòng đất quả là không dễ dàng. Ngay những mũi khoan sâu nhất trên đất liền mới chỉ vượt qua giới hạn l0 km, còn dưới nước, xuyên qua lớp trầm tích, người ta khoan tới nềnbazan không quá 1,5 km. Tuy vậy người ta cũng tìm ra được giải pháp khác. Trong y học, các tia Rơnghen (X quang) cho phép nhìn thấy những bộ phận bên trong cơ thể con người. Tương tự như thế, sóng địa chấn sẽ giúp cho việc nghiên cứu lòng đất. Tốc độ của sóng địa chấn phụ thuộc vào tỷ khối và sự đàn hồi của các tầng nham thạch mà nó đi qua.

Ngoài ra sóng địa chấn phản hồi từ ranh giới giữa các tầng đất đá khác nhau và khúc xạ tại những nơi tiếp giáp này.

Dựa vào những địa chấn đồ ghi lại các dao động của bề mặt Trái Đất mỗi khi có động đất người ta xác định cấu tạo của lòng đất gồm ba phần chính: vỏ cùi(còn gọi là lớpáo hay lớp manti) và nhân.

Độ dày của vỏ không cố định mà thay đổi từ vài kilômét ở các khu vực đại dương cho đến vài chục kilômét tại các vùng núi trên lục địa. Ở những mô hình Trái Đất đơn giản nhất phần vỏ được biểu thị dưới dạng một lớp đồng nhất dày có 35 km. Dưới nữa là lớp cùi kéo dài cho tới độ sâu 2900 km. Cũng như vỏ Trái Đất lớp cùi có cấu tạo phức tạp. Ngay ở thế kỷ XIX người ta đã biết Trái Đất có nhân đặc. Đúng vậy, tỷ khối các lớp đá bên ngoài của vỏ Trái Đất là 2800 kg/m 3 đối với đá granit và gần 3000 kg/m 3 đối với đá bazan, còn tỷ trọng trung bình của hành tinh chúng ta là 5500 kg/m 3. Ngoài ra còn có những thiên thạch sắt với tỷ khối trung bình là 7850 kg/m 3 và có khả năng mức tích tụ sắt còn cao hơn nhiều. Đó là cơ sở để đưa ra giả thuyết nhân của Trái Đất được cấu thành từ sắt. Vào đầu thế kỷ XXI người ta đã thu được những bằng chứng địa chấn đầu tiên về sự tồn tại của nhân như vậy.

Ranh giới giữa nhân và lớp cùi là rõ rệt nhất. Ranh giới này phản xạ rất mạnh sóng địa chấn dọc (P) và sóng địa chấn ngang (S). Dưới ranh giới này, tốc độ của sóng địa chấn P giảm đi đáng kể, còn tỷ khối vật chất gia tăng tù 5600 kg/m 3 đến l0.000 kg/m 3. Sóng S hầu như bị nhân cản lại. Điều này có nghĩa vật chất trong nhân ở trạng thái lỏng.

Còn có những bằng chứng khác củng cố cho giả thuyết về nhân lỏng cấu thành từ sắt của Trái Đất. Cụ thể như vào năm 1905, việc phát hiện ra sự thay đổi từ trường của Trái Đất trong không gian cũng như về cường độ đã dẫn người ta đến kết luận là từ trường được sinh ra trong các tầng sâu của lòng Trái Đất. Ở đó có thể diễn ra những chuyển động tương đối nhanh mà không gây ra những hậu quả thảm khốc. Nguồn phát sinh từ trường chắc chắn hơn cả là nhân sắtlỏng (tức là dẫn điện), nơi xảy ra những chuyển động vận hành theo cơ chế một đinamô (một máy phát điện) tự kích. Trong đó phải có những dòng điện vòng tựa như những vòng dây dẫn của một nam châm điện. Những vòng dòng điện trên phát ra trường địa từ với những thành phần khác nhau.

Trong những năm 30, các nhà địa chất học đã xác định Trái Đất có nhân cứngở trong cùng. Trị số độ sâu của ranh giới giữa nhân trong và nhân ngoài xấp xỉ 5150 km, ở đó có một vùng chuyển tiếp tương đối với chiều dày gần 5 km.

Ranh giới tầng ngoài của Trái Đất tầng thạch quyểnnằm ở độ sâu khoảng 70 km. Thạch quyển (quyển đá) bao gồm vỏ Trái Đất và một phần cùi trên. Tầng này rất rắn tạo thành một khối thống nhất bởi các tính chất cơ học. Thạch quyển bị xẻ thành chừng một chục mảng lớn và tại chỗ tiếp giáp giữa các mảng xảy ra phần lớn những lần động đất.

Dưới thạch quyển, ở độ sâu từ 70 đến 250 km là tầng có độ lưu động và cao được gọi là nhu quyển(quyển mềm) của Trái Đất. Những mảng cứng của thạch quyển bơi trên ”đại dương nhu quyển”.

Tại nhu quyển nhiệt độ vật chất cùi đạt tới gần nhiệt độ nóng chảy của nó. Càng sâu thì áp suất và nhiệt độ càng cao. Trong nhân Trái Đất, áp suất vượt quá 3600 kilôbar, còn nhiệt độ là 6000 o C.

Cấu Tạo Các Lớp Của Trái Đất

‘Bí ẩn’ số 1 dưới đáy chai: Cấm tái sử dụng nếu không muốn rước hoạ vào thân

TPO – Nhiều người có thói quen giữ lại các chai đựng nước khoáng, nước ngọt để tái sử dụng. Thế nhưng không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng.

Xuất hiện vết nứt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

TPO – Các nhà du hành vũ trụ Nga đã phát hiện ra các vết nứt trên mô-đun Zarya của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và lo ngại rằng các vết nứt này có thể lan rộng theo thời gian.

Cá sấu khổng lồ chật vật đoạt mạng linh dương đầu bò

TPO – Nhờ vào bản năng sát thủ vốn có, con cá sấu khổng lồ đã dễ dàng tóm gọn chú linh dương đầu bò đang vượt sông. Tuy nhiên, việc giết chết con mồi lại khiến nó tốn không ít thời gian và công sức.

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

TPO – Tại sao các bác sĩ không mặc áo màu trắng khi vào phòng mổ? Có phải chỉ vì quần áo trắng dễ bị bám bẩn? Hay có những công dụng đặc biệt khác?

1001 thắc mắc: Bí ẩn nào giúp chim hót thành bản nhạc?

TPO – Một chú chim có thể tạo ra bản nhạc nhờ vào một bộ phận có tên là syrinx (thanh quản dưới) hay còn gọi là ống minh quản. Đây là bộ phận chỉ có duy nhất ở loại chim.

Phát hiện tu viện mất tích của nữ hoàng Anh quyền lực ở thế kỷ thứ 8

TPO – Các nhà khảo cổ học ở Anh có thể đã tìm thấy tu viện bị biến mất của Nữ hoàng Cynethryth, nữ hoàng của vương quốc Mercia trong thế kỷ thứ tám sau Công nguyên.

Ngắm du thuyền cánh ngầm sang chảnh chạy bằng điện giá 8 tỷ đồng

TPO – Với giá cho bản tiêu chuẩn là 339 nghìn USD (khoảng 8 tỷ đồng), chiếc tàu cánh ngầm chạy điện của Thụy Điển có thể đi được quãng đường 93 km với tốc độ lên đến 60km/h.

1001 thắc mắc: Phi công ‘soi’ đèn thế nào để tránh va chạm trên bầu trời?

TPO – Nhiều người nghĩ bầu trời cao rộng, máy bay lại tự do bay như chim ngại gì va chạm. Nhưng thực tế không phải vậy, và phi công là người phải tuân thủ các quy tắc nhất là biết ‘soi’ đèn hàng không để tránh va chạm.

Sự sống ngoài hành tinh có thể phát triển mạnh trên các hành tinh Hycean

TPO – Một nghiên cứu mới cho thấy, việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh nên được mở rộng. Vũ trụ có nhiều hành tinh đa dạng, một số hành tinh trong số đó có thể sinh sống mặc dù điều kiện không tương thích với Trái Đất.

Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất, Vị Trí Hình Dạng, Kích Thước Của Trái Đất

Trong sách địa lý lớp 6, bài 10 viết về cấu tạo bên trong của trái đất, trái đất được chia ra làm 3 lớp:

Lớp vỏ trái đất là lớp nằm ở vị trí ngoài cùng, là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật khác.

Vỏ trái đất có độ dày khoảng 50 – 70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ trái đất nhiệt độ càng cao, nhiệt độ cao nhất đạt tới (1000^{o}C) (chú thích: 1000 o C)

Trên bề mặt vỏ trái đất có các thành phần tự nhiên như núi, sông, đại dương,….

Lớp trung gian của trái đất còn được gọi là matle, là phần nằm giữa vỏ và lõi trái đất, chiếm khoảng 83,3% thể tích của trái đất.

Độ dày của lớp trung gian khoảng 3000km, Thành phần gồm có silic, oxy, sắt, magie.

Thành phần vật chất trong lớp trung gian ở trạng thái dẻo quánh giống như nhựa đường, giúp cho vỏ trái đất di chuyển.

Nhiệt độ trong lớp trung gian khoảng 1000 – 2000 o C (2000^{o}C), nếu như đoạn nào của lớp vỏ trái đất có khe nứt, dòng vật chất từ lớp trung gian chảy ra gọi là dung nham, hình thành nên những ngọn núi lửa.

Là phần trong cùng của trái đất, có hình cầu, đường kính khoảng 3000km, tồn tại ở trạng thái rắn ở ngoài lỏng ở trong, nhiệt độ tương đương với sức nóng trên bề mặt của mặt trời.

Cấu tạo chủ yếu là hợp kim sắt – niken và một lượng nhỏ các nguyên tố khác.

Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

Bán kính ở xích đạo (bán kính trục lớn): 6.378 km, nằm trên đường kinh tuyến 150 kinh đông.

Bán kính cực (bán kính trục nhỏ: 6.356 km, nằm trên kinh tuyến 1050 kinh đông.

Chiều dài đường xích đạo: 40.076km.

Kích thước của trái đất: trái đất là một hành tinh có kích thước rất lớn.

Tác giả: Việt Phương

Trình Bày Đặc Điểm Cấu Tạo Của Trái Đất?

Câu 2: TRả lời:

I – NỘI LỰC

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

II – TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC

Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa…

Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

1. Vận động theo phương thẳng đứng

Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài.

Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống…

2. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

Vân động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích

Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…

b) Hiện tượng đứt gãy

Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…

Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.

Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào.

Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi… tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi… đều là những địa hào.

Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất Bài 10

Cấu tạo bên trong của trái đất bài 10 được giải, chia sẻ bởi cộng đồng giáo viên bộ môn địa uy tín trên cả nước đảm bảo tính chính xác và bám sát chương trình sách mới. Cập nhật nhanh nhất, hay nhất tại Soanbaitap.com.

Cấu tạo bên trong của trái đất Bài 10 thuộc phần: CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 10 Cấu tạo bên trong của trái đất

Độ dày

Trạng thái

Nhiệt độ

Lớp vỏ Trái Đất

Từ 5km đến 70 km

Rắn chắc

Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC

Lớp trung gian

Gần 3.000km

Từ quánh dẻo đến lỏng

Khoảng 1.500oC đến 4.700oC

Lõi Trái Đất

Trên 3.000km

Lỏng ở ngoài, rắn ở trong

Cao nhất khoảng 5.000oC

Lời giải chi tiết

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

– Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.

– Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°C.

– Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.

Vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính, đó là các địa mảng: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu – Á, Phi, Nam Cực, Ấn Độ và Thái Bình Dương.

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

+ Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.

+ Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°C đến 4700°C.

+ Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.

Đề bài: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

Lời giải chi tiết

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai…và là nơii sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.

Đề bài: Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2 cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất; vòng sau có bán kính 4 cm, tượng trưng cho cả lớp trung gian và lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4 cm).

Lời giải chi tiết

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Của Trái Đất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!