Bạn đang xem bài viết Câu Ghép Là Gì Và Cách Phân Biệt Các Câu Ghép được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong các mẫu câu thì câu ghép cũng được coi là một trong các kiểu câu hay được sử dụng ở các dạng bài văn bản .
Đối với một câu hoàn chỉnh thì phải có cấu trúc gồm chủ ngữ và vị ngữ. Còn đối với câu ghép thì gồm có từ hai chủ ngữ – vị ngữ trở lên trong một câu , mỗi một chủ ngữ, vị ngữ có trong câu ghép đều ở dạng đơn và không chung thường được gọi là một vế.
Hay các bạn cũng có thể hiểu nhưng trong SGK Câu ghép là những câu có từ hai cụm từ chủ ngữ và vị ngữ trở lên, không chứa nhau.
Hay cũng có thể hiểu câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau chính vì vậy mà trong câu ghép có nhiều chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ: Trời nắng to, nước ao hồ cạn dần.
Để nối các vế câu ghép người ta thường dùng các quan hệ từ, như một quan hệ từ hay một cặp quan hệ từ như thì, mà….
Trong quá trình viết mẫu câu ghép cần lưu ý không dùng các từ nối.
Trong các câu ghép cũng có các mối quan hệ giữ những vế câu như
Quan hệ về nguyên nhân và kết quả : Từ các điều kiện, nguyên nhân dẫn đến kết quả được hình thành trong câu.
Khi thể hiện mối quan hệ này trong câu ghép người sử dụng thường dùng các quan hệ từ như do, vì, nên, bởi vì, cho nên…….
Hoặc các cặp quan hệ từ như : bởi vì – cho nên…….
VD. Vì em không chịu học bài nên em được điểm kém
Từ những điều kiện có thể là khách quan hoặc chủ quan mà dẫn tới các kết quả. Để thể hiện điều này trong câu ghép người sử dụng phải dùng các quan hệ từ như giá, thì, hễ, nếu………….
Các cặp quan hệ từ: Như giá … thì, hễ mà ……..thì……..
Vd. Giá như trời không mưa thì quần áo không bị ướt
Câu ghép trong các quan hệ tương phản
Các quan hệ tương phản giữa hai vế của câu ghép, để thể hiện được mối quan hệ này trong câu ghép bạn có thể sử dụng các quan hệ từ như : Nhưng, dù, tuy….
Hoặc các cặp quan hệ từ như : Dù…nhưng, tuy…..nhưng, mặc dù…….nhưng……..
Vd. Dù trời mưa nhưng tuấn vẫn đi làm đúng giờ
Câu ghép trong quan hệ mục đích
Để làm rõ các quan hệ mục đích giữa hai vế câu của câu ghép thì người sử dụng có thể dùng các cặp quan hệ từ như ” để ……. thì…….” Hoặc các quan hệ từ thì………, để……. Để làm rõ giữa các vế câu.
Vd. Lam cố gắng làm việc chăm chỉ để có tiền mua thuốc cho mẹ
Bên cạnh đó còn một số các kiểu quan hệ khác nữa mà đều được biểu thị ở 2 vế của câu ghép như quan hệ thăng tiến để biểu thị cho mối quan hệ này thì trong mẫu câu ghép thường sử dụng các quan cặp quan hệ từ như ( không chỉ…. mà còn……) hay không những…….mà còn.
Vd. Không chỉ xinh đẹp mà bạn lan còn rất chịu khó
1.1. Trong tiếng anh câu ghép có thể hiểu như sau
Trong thế giới hội nhập như hiện nay thì sự hiểu biết về tiếng anh giúp cho các bạn trong quá trình giao tiếp rất nhiều. Vậy câu ghép trong tiếng anh có khác câu ghép trong tiếng việt không và chúng được hiểu như thế nào?
“Compound sentences” được tạm dịch là câu ghép, và cũng như trong tiếng việt câu ghép trong tiếng Anh cũng gồm 2 hay nhiều các mệnh đề được độc lập với nhau, được nối bởi các từ như and, or…… bên cạnh đó cũng có các dấu câu như dấu phẩy, chấm … để ngăn cách các cụm từ.
Mỗi một mệnh đề thì có các tầm quan trọng riêng có thể đứng một mình.
Cách ghép các mệnh đề để tạo thành câu ghép có thể sử dụng một trong 3 cách sau:
Dùng một liên kết từ nối, dùng một dấu câu trong khi nối như dấu chấm phẩy, và dùng một trạng từ nối. bên cạnh đó bạn có thể dùng các liên từ để kết nối hai vế của câu ghép
1.2. Các lưu ý trong quá trình viết câu ghép
Trong tiếng Anh buộc chúng ta phải sử dụng các liên từ nối 2 câu ghép chứ không như tiếng Việt chúng ta có thể dùng các dấu câu như dấu phẩy, chấm để nối giữa 2 câu.
Xem Thêm : Đề xuất tăng lương và hướng dẫn cách đề xuất tăng lương nhanh nhất
2. Câu ghép có công dụng gì?
Khi các bạn sử dụng các câu ghép bạn có thể tóm lược được vấn đề, đặc biệt là những vấn đề được kết nối với nhau về nghĩa, đồng thời cũng giúp cho người nghe, đọc hiệu dễ và nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp.
Đồng thời cũng tránh cho giọng văn của bạn lan man, hụt ý. Nâng cao hiệu quả truyền đạt ý rõ ràng, mạch lạc, trong quá trình giao tiếp hay viết các thể loại văn bản.
Và để mang tính hiệu quả khi sử dụng câu ghép ra thì các bạn cần tìm hiểu và sử dụng các mẫu câu ghép tương ứng phù hợp trong các trường hợp giao tiếp cụ thể, tránh trường hợp sử dụng bừa bãi, lộn xộn câu ghép sẽ mang tính hiệu quả không cao và làm cho cuộc giao tiếp của chúng ta trở lên mắc lỗi.
Vì vậy không phải bất cứ trường hợp nào các bạn cũng có thể sử dụng câu ghép đâu nha, mặc dù câu ghép có thể rút ngắn được ý trong quá trình diễn đạt của bạn nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua các mẫu câu đơn và câu phức trong các cuộc giao tiếp.
Xem Thêm : Đơn xin chuyển công tác là gì? Cách viết đơn xin chuyển công tác hiệu quả
3. Các câu ghép được phân loại như thế nào?
Cũng như các cách phân loại khác. Trong câu ghép cũng được phân loại thành các dạng cơ bản như sau: Câu ghép chuỗi, câu ghép hỗn hợp, câu ghép chính phụ, đẳng lập, và cuối cùng là câu ghép hô ứng. Tùy từng mục đích và cách diễn giải của mình mà các bạn có thể chọn các loại mẫu câu ghép cho phù hợp với tính chất giao tiếp của mình có thể là giao tiếp nói hay trong văn bản……
Trong mỗi loại câu ghép thì được chia ra thành từng dạng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như trong các loại câu ghép sau:
Là một kiểu câu ghép nối với nhau bởi QHT hoặc từ hô ứng. Có hai vế giống nhau, thế nhưng các vế của câu ghép phụ thuộc nhau, được nối với nhau bằng các quan hệ từ kiểu chính phụ, và loại câu ghép này thường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Trong mỗi kiểu câu ghép chính phụ cũng đều bao hàm các ý sau như mục đích, nguyên nhân, sự tăng tiến và nhượng bộ, các điều kiện……
Trong kiểu câu ghép chính phụ sẽ thường sử dụng những từ nối hay các cặp từ liên kết để biểu thị các mối quan hệ lẫn nhau .
3.2. Các kiểu câu ghép chuỗi
Điều đầu tiên chúng ta phải hiểu câu ghép chuỗi là gì? Và ý nghĩa như thế nào ?
Định nghĩa về câu nghép chuỗi
Có thể sử dụng các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy…. để ngăn các các vế của câu với nhau. Và các vế này chỉ được sử dụng các dấu câu để ngăn cách chứ không sử dụng các từ trong liên kết.
VD: Mưa to, gió mạnh, cây gãy….
Câu ghép chính phụ có nguyên nhân : VD. Trời nóng, không quạt, toát mồ hôi.
Câu ghép chính phụ có điều kiện, quan hệ: Bạn không làm việc thì bạn sẽ không có đủ tiền để mua xe.
Câu ghép chính phụ quan hệ đối nghịch: vd. Nó không thích bơi, nó vẫn đi bơi
3.3. Các kiểu câu ghép hỗn hợp
3.4. Các kiểu câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập cũng thuộc mẫu câu ghép nhưng ở đây hai vế của câu ghép có mối quan hệ như nhau, độc lập với nhau, được liên kết với nhau băng các qht đẳng lập và mối liên kết này khá lỏng lẻo.
VD. Hà ăn cơm chưa hoặc tôi ăn…..
Câu ghép đẳng lập được ra thành các loại câu ghép sau:
Câu ghép có các quan hệ liệt kê, câu ghép có quan hệ lựa chọn, câu ghép có quan hệ nối tiếp, câu ghép có quan hệ đối chiếu. Mỗi một loại câu ghép đẳng lập lại mang một ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào người dùng tương ứng với mỗi trường hợp chúng ta lại chọn các mẫu câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Là một câu ghép mà hai vế câu có mối quan hệ qua lại hay hô ứng với nhau, câu ghép hô ứng có mối quan hệ chặt chẽ, mà không thể tách rời ra được. Khi sử dụng mẫu câu này thì người ta thường sử dụng các phụ từ hay cặp đại từ như chưa, đã, bao nhiêu, bấy nhiêu…..
VD. Bố mẹ thế nào thì con thế ấy.
Xem Thêm : Giờ làm việc bưu điện và những thông tin cơ bản về bưu điện bạn nên biết
Như các kiến thức bạn đã tìm hiểu và biết về các câu ghép thì bạn có thể đặt các mẫu câu ghép như sau:
4.1. Khi đặt câu ghép có sử dụng cặp từ liên kết hay từ nối
Bạn có thể đặt các câu ghép có quan hệ ngang bằng khi sử dụng các từ như “và”, “thì”… còn nếu đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả núc này ta nên sử dụng các từ như ” vì- nên”….
Tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn các từ liên kết để đặt câu sao cho phù hợp.
4.2. Cách đặt câu áp dụng mô hình mẫu
Theo các mô hình của câu ghép ta có thể đưa ra các cách đặt câu phù hợp theo các mô hình mẫu chung.
Mô hình 1: vd. Vì bạn ham học hỏi nên bạn có những kiến thức phong phú
Mô hình 2: vd. Bạn đạt được học sinh giỏi vì bạn chịu khó học
Mô hình 3: vd. Thời tiết nóng bức, con người khó chịu
Xem Thêm : Giờ làm việc của Viettel Post và những kiến thức chuyên môn bạn cần biết
5. Câu ghép khác câu đơn ở chỗ nào
Thường là các bài tập mà giao viên giao sẽ là dạng bài tìm câu ghép trong một đoạn văn hay đoạn thơ nào đó,
Đặt câu ghép theo mẫu câu, sửa lỗi sai cho câu ghép, đặt lại mẫu câu ghép cho đúng, các dạng xác định mẫu câu ghép…..
Dạng bài tập về cách nối các vế trong câu ghép
Ở dạng bài tập này thường chúng ta sẽ có 3 cách nối cơ bản như nối bằng các từ ngữ, nối trực tiếp, mà không dùng từ có tác dụng nối, có thể dùng các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy, ……
Nối bằng các quan hệ từ trong các vế câu của câu ghép: Như các quan hệ từ rồi, thì , mà, nhưng, hay…..
Các cặp quan hệ từ cũng thường xuất hiện trong các dạng bài tập này như : Vì – nên; bởi – nên; hễ – thì; nếu – thì…..
Và có thể chia sẻ cho chúng tôi thêm về câu ghép theo ý hiểu của bạn để nâng cao chất lượng tiếng việt. Sử dụng thành thạo trong các buổi giao tiếp mang lại thành công đáng kể cho người sử dụng.
Câu Ghép Là Gì? Công Dụng, Phân Loại Và Cách Đặt Câu
Khái niệm câu ghép là gì?
Câu ghép trong tiếng Việt
Câu ghép là hình thức câu được tạo ra bởi nhiều vế câu ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp với nhau tạo ra câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh và nó phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại.
Do chúng được tạo bởi nhiều câu đơn nên chúng phải được kết với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Nó có thể được nối bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng hoặc nối trực tiếp.
– Mẹ đi làm và em đi học.
Trong ví dụ này, câu ghép được ghép từ hai vế, “Mẹ đi làm” là vế đầu, “em đi học” là vế thứ hai. Mỗi vế đều có một cụm chủ ngữ, vị ngữ sau đó được kết nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.
Tuy nhiên, các nhà giáo dục nghiên cứu về mảng ngôn ngữ học đã đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về câu ghép theo từng lứa tuổi để phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh. Về nội dung ý nghĩa của câu ghép thì không thay đổi nhưng cách dùng câu sẽ khác nhau. Chẳng hạn như định nghĩa câu ghép là gì lớp 8 sẽ khác với định nghĩa ở lớp 5.
Theo định nghĩa ở lớp 8: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ – Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V sẽ là một vế câu”.
Một định nghĩa khác bạn có thể tham khảo là: Câu ghép là một hình thức cây tạo thành từ hai nòng cốt. Chúng có mối quan hệ về ngữ pháp và hình thức tổ chức giữa các vế câu.
Câu ghép trong tiếng Anh
Chúng ta đã vừa tìm hiểu xong định nghĩa về câu ghép trong tiếng Việt. Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc và không biết câu ghép tiếng Anh là gì? nó có gì khác biệt gì so với tiếng Việt không và cách dùng câu ghép trong tiếng Anh như thế nào? Những điều này không mất nhiều thời gian tìm hiểu mà bù lại bạn lại biết cách sử dụng câu ghép đúng chuẩn trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, Compound sentences chính là câu ghép. Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh câu ghép là câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập được nối bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy giữa liên từ. Một mệnh đề độc lập là mệnh đề có chủ ngữ, vị ngữ được hình thành bởi một suy nghĩ và hoàn toàn có nghĩa.
VD đặt 3 câu ghép bằng tiếng Anh:
– I woke up late, so I came to school late.
– This box is too expensive, and that box is too small.
– My father is an engineer, and/but my mother is a teacher.
Trong câu ghép này có hai mệnh đề độc lập được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy giữa liên từ “so”. Một số liên từ phổ biến để nối hai mệnh đề độc lập trong câu tiếng Anh như: For, nor, and, but, so, yet, or,…
Như vậy về mặt bản chất thì câu ghép tiếng Anh và tiếng Việt đều tương tự nhau. Chúng đều được kết hợp bởi hai vế hoặc hai mệnh đề độc lập có ý nghĩa bằng một cách thức nhất định. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai nước đó là cách sử dụng dấu phẩy. Trong câu ghép tiếng Việt, bạn có thể sử dụng dấu phẩy để nối hai vế câu lại thành một câu ghép. Còn trong tiếng Anh, dấu phẩy không có tác dụng này, mà phải dùng một liên từ đặt sau dấu phẩy để liên kết hai mệnh đề lại với nhau.
Công dụng của câu ghép
Các loại câu ghép
Về cơ bản, câu ghép có 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép có nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do vậy, bạn cần hiểu rõ bản chất của từng loại câu ghép để tối ưu hóa cách sử dụng.
Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.
Ví dụ như: Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.
Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:
Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.
Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.
Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là gì? Câu ghép chính – phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.
Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.
Câu ghép hô ứng
Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…
Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.
Câu ghép chuỗi
Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,).
Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.
Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch.
Câu ghép hỗn hợp
Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp.
Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.
Quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu luôn chặt chẽ. Các mối quan hệ thường được đánh dấu bằng cặp quan hệ từ, quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Nhưng để nhận biết chính xác quan hệ có ý nghĩa giữa các vế câu, ta phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp hoặc văn cảnh.
Các quan hệ thường gặp đó là:
Nguyên nhân – kết quả: Bởi…nên, vì… nên, bởi vì…nên, do…nên,…
Quan hệ điều kiện – hệ quả: Hễ…mà, nếu như…thì, nếu như…thì, hề…thì, giá…mà,…
Quan hệ tương phản: Mặc dù…nhưng, tuy…nhưng, dù…nhưng,…
Quan hệ tăng tiến: Càng…càng, bao nhiêu…bấy nhiêu,…
Quan hệ lựa chọn: Hoặc là, hay là.
Câu ghép quan hệ bổ sung: Không những…mà còn, không chỉ…mà, chẳng những…mà,…
Quan hệ tiếp nối: Vừa…cũng, vừa…đã…
Quan hệ đồng thời: …còn, trong khi…thì, vừa…vừa,…
Quan hệ giải thích: Thành phố Hà Nội –
thủ đô của nước ta
– đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Phân biệt câu phức và câu ghép
Vậy câu ghép và câu phức trong tiếng Anh như nào, chúng có gì khác nhau.
Câu phức là câu có từ hai kết cấu C-V trở lên, trong đó một kết cấu C-V làm nòng cốt, các C-V còn bị bao hàm trong kết cấu C-V làm nòng cốt.
Câu ghép cũng có từ hai kết cấu C-V trở lên, nhưng các kết cấu C-V này không bao hàm nhau.
Cách đặt câu ghép chuẩn nhất
Có hai cách đặt câu ghép:
– Đặt câu theo mô hình có sẵn:
[Từ nối] C – V [từ nối] C – V. Ví dụ: Vì tôi chăm chỉ nên tôi thành công.
C – V [từ nối] C – V. Tôi thành công vì tôi cố gắng.
C [phó từ] V, C [phó từ] V. Ví dụ: Trời càng mưa nhiều, cây cối càng tốt tươi.
– Dùng liên từ hoặc cặp liên từ: Với những vế đơn ngang bằng nhau bạn có thể sử dụng liên từ “và”. Với những câu chỉ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thì nên dùng cặp liên từ “vì – nên”.
Ví dụ: Vì bạn không chăm chỉ nên bạn không có việc làm ổn định.
Từ Ghép Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Từ Ghép Như Thế Nào
Có thể nói tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đa dạng nhất thế giới. Với mỗi âm tiết, thanh vần khác nhau tạo nên những bản sắc riêng của Tiếng Việt. Trong bài viết này mình sẽ giải đáp một thắc mắc mà nhiều người còn chưa hiểu rõ ” Từ ghép là gì ” Ví dụ về từ ghép.
Theo các kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa tiếng Việt thì từ ghép là từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa. Trong tiếng Việt, từ ghép có hai loại đó chính là ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
+ Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép. VD: Chúng ta có tiếng chính là ” Thịt “. với từ ” Thịt ” chúng ta có thể tạo ra các từ ghép như : thịt bò, thịt heo, thịt thỏ, thịt mèo…
+ Trong từ ghép đẳng lập, các tiếng ngang nhau về nghĩa.
Như vậy hiểu đơn giản nhất từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có một ngữ nghĩa.
Theo định nghĩa từ ghép là gì phía trên chúng ta có một cách phân biệt khá đơn giản như sau :
+ Như chúng ta biết láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ Tiếng Việt. Đối với Từ Hán Việt sẽ không có dạng láy âm. Vì vậy các em muốn biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt các em cần xác định nó là từ ghép nghĩa.
+ Ở từ ghép có hai âm tiết, thì lúc này cả hai tiếng đều có nghĩa.
+ Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân biệt từ ghép bằng cách tách riêng 2 từ thành từng tiếng. Khi đó nếu đọc có nghĩa thì đó là từ ghép. Trường hợp chỉ một tiếng có nghĩa thì chúng ta có thể khẳng định đây là từ láy âm.
+ Hơn thế nữa, một cách khác để phân biệt từ ghép khá đó là đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà đọc vô nghĩa thì đó là các từ láy âm.
+ Trong tiếng Việt một số từ phức có thể sẽ xuất hiện một tiếng nào đó không rõ nghĩa. Trường hợp nếu thấy xuất hiện trong một số tù phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.
+ Trong một vài trường hợp, có những từ khi đứng một mình chúng không có nghĩa gì cả. Tuy nhiên khi ghép 2 từ đơn lẻ đó chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa. Các em lưu ý từ ghép thường không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần.
Phân Biệt Các Loại Từ Ghép
HOT!!!!: KHÓA HỌC TOEIC 0 – 500+ TẠI ANH NGỮ ATHENA
1. Danh từ ghép (Compound noun)
– Định nghĩa: Danh từ ghép là những danh từ gồm 2 từ hay nhiều từ ghép lại với nhau.
– Phân loại:
+ Giữa những từ kết hợp có khoảng trống: football shoe (giày bóng đá),…
+ Sử dụng dấu gạch ngang (-) giữa các từ: six-pack (sáu múi),…
+ Từ ghép được viết liền: bedroom (phòng ngủ),…
– Cấu tạo: Danh từ kép có thể được thành lập bằng các cách kết hợp từ sau:
+ Danh từ + Danh từ: toothpaste (kem đánh răng), bus stop (bến xe buýt), motorcycle (xe mô tô), girlfriend (bạn nữ), fruit juice (nước trái cây),…
+ Danh từ + Động từ: haircut (hành động cắt tóc/kiểu tóc được cắt), sunrise (bình minh), car park (bãi đậu xe hơi),…
+ Danh từ + Giới từ: mother-in-law (mẹ chồng), passer-by (khách qua đường),…
+ Tính từ + Danh từ: full moon (trăng rằm), greenhouse(nhà kính), software (phần mềm),…
+ Động từ (-ing) + Danh từ: swimming pool (hồ bơi), washing machine (máy giặt), dining room (phòng ăn),…
+ Giới từ + Danh từ: underworld (thế giới ngầm),…
– Lưu ý:
+ Những danh từ ghép như “whiteboard” (bảng trắng), “bedroom” (phòng ngủ),…thường được tạo nên bằng sự kết hợp giữa những từ có một âm tiết.
Ví dụ: living room (phòng khách) = living + room, drawing board (bảng vẽ) = drawing + board
+ Thông thường trọng âm của những danh từ ghép sẽ rơi vào âm tiết đầu tiên.
2. Cụm danh từ (Noun Phrase)
– Định nghĩa: Cụm danh từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ, có chức năng đồng cách (apposition) và thường đi ngay trước hoặc sau danh từ nó biểu đạt.
– Cấu tạo: Cụm danh từ là sự kết hợp của: Tính từ + Danh từ như: old car (chiếc xe cũ), beutiful girl (cô gái đẹp),…
– Quy tắc: Trong một cụm danh từu có thể có một hoặc là nhiều tính từ đi kèm, nếu có nhiều tính từ thì ta sắp xếp tính từ theo thức tự sau : Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose (OSACOMP)
Ví dụ:
+ A beautiful small new round blue Japanese wooden rolling doll.
Một con búp bê lăn bằng gỗ của Nhật màu xanh mới hình tròn nhỏ đẹp.
+ A new white motorbike.
Một chiếc xe máy màu trắng mới.
3. Cụm danh động từ (Gerund phrase)
– Định nghĩa: Cụm danh động từ (Gerund phrase) là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh động từ (động từ tận cùng bằng -ing), được sử dụng như một danh từ.
– Chức năng: Cụm danh động từ được sử dụng với chức năng:
+ Làm chủ ngữ của động từ:
Ví dụ: Doing morning exercises everday will bring about a good health.
Tập thể dục buổi sáng hằng ngày chắc chắn sẽ mang lại sức khỏe tốt.
+ Làm bổ ngữ cho động từ:
Ví dụ: The most interesting part of our trip was watching the sun setting.
Phần thú vị nhất trong chuyến đi của chúng tôi là xem mặt trời lặn.
+ Làm tân ngữ cho giới từ:
Ví dụ: Many people relax by listening to music.
Nhiều người thư giãn bằng cách nghe nhạc.
+ Các đại từ sở hữu có thể đứng trước danh động từ:
Ví dụ: The boss likes my working hard.
Sếp thích sự làm việc chăm chỉ của tôi. TÀI LIỆU LUYỆN THI TOEIC: CÁC MẸO THI THỬ TOEIC HỮU ÍCH GIÚP BẠN ĐẠT ĐIỂM CAO!
4. Tính từ ghép (C ompound adjectives)
– Định nghĩa: Tính từ ghép là những từ được cấu tạo từ 2 hay nhiều tính từ đơn.
– Cấu tạo:
+ Danh từ + Tính từ: snow-white (trắng như tuyết), duty-free (miễn thuế), rock-hard (cứng như đá),…
+ Tính từ + Danh từ (-ed): kind-hearted (tốt bụng), strong-minded (quyết đoán),…
+ Danh từ + Danh từ (-ed): lion-hearted (can đảm), heart-shaped (hình trái tim),…
+ Giới từ + Danh từ: overseas (hải ngoại),…
+ Trạng từ + Quá khứ phân từ: well-educated (được giáo dục tốt), well-dressed (ăn mặc đẹp) well-known (nổi tiếng),…
+ Tính từ + Hiện tại phân từ (V-ing): easy-going (dễ tính ), good-looking (dễ nhìn),…
+ Danh từ + Quá khứ phân từ: wind-blown (gió thổi), hand-made (tự tay làm),…
+ Danh từ + Hiện tại phân từ (V-ing): hair-raising (dựng tóc gáy), heart-breaking (đau lòng),…
+ Một số tình từ ghép đặc biệt khác: day-to-day (hàng ngày), down-to-earth (thực tế), out-of-the-way (hẻo lánh), arty-crafty (về mỹ thuật), la-di-da (hào nhoáng), criss-cross (chằng chịt), per capita (tính theo đầu người),..
Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Ghép Là Gì Và Cách Phân Biệt Các Câu Ghép trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!