Bạn đang xem bài viết Cân Bằng Hình Thức, Chức Năng Và Cảm Giác: Các Nhà Thiết Kế Samsung Thảo Luận Về Quy Trình Thiết Kế Galaxy S8 được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Galaxy S8 và S8 + đã tái định nghĩa điện thoại thông minh (smartphone) và vai trò của chúng trong cuộc sống với thiết kế trung lập và hài hòa giúp cân bằng hình thức, chức năng và cảm nhận người dùng.
Hỏi: Có một triết lý thiết kế tổng thể để xác định điện thoại thông minh Samsung không?
Hyoungshin Park: Nền tảng của thiết kế điện thoại thông minh của Samsung được xây dựng dựa trên tính trung lập. Thông qua việc theo đuổi tính trung lập, chúng tôi tạo ra các mẫu thiết kế tự nhiên phù hợp với môi trường, tích hợp vào cuộc sống của tất cả người dùng bất kể tuổi tác, giới tính hay vị trí địa lý của họ một cách mượt mà.
Hỏi: Sự trung lập đã ảnh hưởng đến thiết kế của Galaxy S8 một cách cụ thể như thế nào?
Hyoungshin Park: Người ta thường nói rằng tổng thể thường tốt hơn một tập hợp các bộ phận, và điều này chắc chắn đúng với điện thoại thông minh. Vì vậy, để phù hợp với triết lý về tính trung lập, chúng tôi tạo ra một thiết kế liền mạch làm nổi bật sự thống nhất hình ảnh của thiết bị theo khái niệm “tính nhất thể”.
Để làm được điều đó, chúng tôi tập trung vào việc tạo ra một thiết kế hài hòa, tự nhiên và tập trung vào bản chất thực sự của Galaxy S8. Thứ nhất, các góc của màn hình được bo tròn nhằm tạo ra vẻ đẹp hài hòa cho thiết bị. Tiếp theo, chúng tôi tinh chỉnh các đường cong trên khung điện thoại để làm cho thiết bị có cảm giác tự nhiên khi cầm trên tay. Cuối cùng, cảm biến và phím trên mặt trước của điện thoại thông minh được tinh chế để làm nổi bật màn hình hiển thị.
Hỏi: Galaxy S8 kết hợp kính và hai vật liệu mà Samsung đã sử dụng trong thiết kế điện thoại thông minh trước đây. Khái niệm về tính nhất thể áp dụng trên những vật liệu này như thế nào?
Hyejin Bang: Các nhà thiết kế CMF (Màu sắc, Vật liệu, Hoàn thiện) của Samsung luôn tìm kiếm những vật liệu có giá trị cao nhất cho thiết bị. Kính và kim loại tạo sự cân bằng hoàn hảo giữa thiết kế thẩm mỹ với độ cứng của điện thoại thông minh và chống sốc.
Galaxy S8 có sự khác biệt bởi tính nhất quán của vật liệu. Màu sắc của vật liệu đã được điều chỉnh để tạo ra sự chuyển đổi liền mạch từ kim loại sang thủy tinh. Để hài hoà với thiết kế, rất nhiều công việc khác nhau đã được áp dụng – các mẫu nano phản chiếu ánh sáng trên kính và độ bóng cao ở khung kim loại. Khái niệm “Liquid Shade” tự nhiên bao hàm cấu trúc, thống nhất hình dạng của thiết bị thông qua màu sắc.
Hỏi: Không giống như các thiết bị trước đây với một màu đồng nhất trên mặt trước và mặt sau, tất cả các phiên bản của Galaxy S8 đều có mặt trước màu đen, mặc dù thân sau đủ màu sắc. Lý do của việc này là gì?
Hyoksu Choi: Mặc dù điện thoại thông minh phát triển từ điện thoại truyền thống, nó đã phát triển thành một thiết bị hiển thị cao cấp hơn bất cứ thiết bị nào khác.
Nhận ra bản chất thực sự của điện thoại thông minh, chúng tôi cảm thấy rằng cần phải tăng cường tính hấp dẫn của màn hình hiển thị. Bằng cách áp dụng phông màu đen lên mặt trước của điện thoại thông minh nhằm ẩn các cảm biến, máy ảnh và các thành phần kỹ thuật khác nằm phía trước màn hình. Như vậy, màn hình sẽ trở thành một khối liên tục từ trên xuống dưới khi không sử dụng.
Hỏi: Điều gì tạo cảm hứng cho những màu sắc này?
Hwanju Jeon: Chúng tôi đã lựa chọn màu sắc Galaxy S8 dựa trên xu hướng màu sắc thời trang, thiết kế nội thất và ngành công nghiệp ô tô, cùng với việc hợp tác với các phòng thí nghiệm thiết kế ở nước ngoài. Chúng tôi đặc biệt chú trọng vào sự chuyển động và sức sống động phù hợp với thị hiếu và xu hướng của giới trẻ. Các màu sắc mới như Orchid Gray, là sự kết hợp của màu tím hợp thời và màu xám tinh tế nhằm gợi lên một cảm giác độc đáo.
Hỏi. Cũng có một số thay đổi đối với các nút và phím của điện thoại thông minh. Những lý do đằng sau sự thay đổi là gì?
Yujin Kim: Nhằm duy trì bản chất của điện thoại thông minh như một thiết bị hiển thị, chúng tôi đã đặt nút Home chìm xuống bên dưới màn hình hiển thị và cung cấp cùng một phản hồi haptic như một phím cứng khi ấn vào. Chúng tôi cũng đã chuyển máy quét dấu vân tay sang mặt sau của thiết bị – một vị trí mà người dùng có thể dễ dàng tiếp cận khi cầm thiết bị trong tay. Thông qua những thay đổi này, chúng tôi đã có thể tạo ra không gian màn hình rộng hơn mà không mất đi sự tiện lợi.
Hơn nữa, chúng tôi đã tích hợp phím cứng cho Bixby và đặt nó ngay bên dưới phím tăng giảm âm lượng đặt ở cạnh bên, cho phép truy cập tức thì và khả năng sử dụng trực quan, mà không ảnh hưởng đến thiết kế của thiết bị. Đó là một hành trình dài để tìm ra sự cân bằng giữa tiến hoá công nghệ và trải nghiệm người dùng một cách nhất quán.
Hỏi: Có rất nhiều người làm việc ở các khía cạnh khác nhau của thiết kế, làm thế nào công ty có thể áp dụng khái niệm ‘tính nhất quán’ để tạo ra một thiết kế liền mạch?
Hyoungshin Park: Thiết kế Galaxy S8 là một quá trình dài và có tính hệ thống – một quá trình kéo dài lâu hơn một năm! – và đòi hỏi rất nhiều công việc làm theo nhóm. Từng bước đi, chúng tôi đã xem xét các xu hướng xã hội, văn hoá, công nghệ và thiết kế ở các vùng khác nhau trên khắp thế giới và xác định những khu vực giống nhau. Sau cùng, thiết kế sản phẩm tốt không chỉ đơn giản là lấy cảm hứng từ nghệ thuật, mà còn bởi những người sử dụng sản phẩm đó.
Từ đó, chúng tôi biên soạn các từ khóa và hình ảnh để tạo ra một loại bản đồ và chuyển cho các nhà thiết kế, những người sau đó đã thiết lập một bộ các mục tiêu thiết kế chung. Quá trình này cho phép các chiến lược, thiết kế sản phẩm và các đội thiết kế của CMF hiểu rõ hướng đi của thiết kế. Kết quả, hình thức, màu sắc, vật liệu và các khái niệm của thiết bị đạt mức thẩm mỹ và chức năng mạch lạc.
Hỏi: Mặc dù thiết kế tốt mặc nhiên là một thành phần thiết yếu của điện thoại thông minh, nhưng đó cũng là sự đổi mới công nghệ. Các đội thiết kế và phát triển làm việc cùng nhau để hợp nhất hình thức hài hòa với chức năng trên Galaxy S8 như thế nào?
Hyoungshin Park: Tất nhiên, đội của chúng tôi đã làm việc rất chặt chẽ, nhưng sự hợp tác liên tục với các đội khác lại rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Có lẽ vấn đề đòi hỏi sự hợp tác nhất là áp dụng các góc tròn cho màn hình Infinity.
Trước hết, chúng tôi phải tìm ra cách để đảm bảo rằng thiết kế không can thiệp vào UX. Vì vậy, nhóm thiết kế UX thực hiện các mô phỏng khác nhau của người dùng để xác định số lượng điểm ảnh cần thiết để tạo một góc tròn. Tiếp theo, nhóm sản phẩm và thiết kế đã phát triển thiết kế tròn phù hợp với độ cong của cạnh kính và đường viền của sản phẩm theo các điều kiện do nhóm UX xác định. Nhóm phần cứng sau đó giới thiệu định dạng có thể cắt màn hình hiển thị phù hợp với thiết kế, trong khi chúng tôi làm việc với nhóm phần mềm để tạo ra một thiết kế màn hình với góc tròn tinh vi hơn.
Tất nhiên, các nhà thiết kế và kỹ sư nói các ngôn ngữ rất khác nhau nên chúng tôi thường tụ tập lại để dịch từ ngữ sang số và ngược lại để tất cả có thể nằm trên cùng một trang. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi đã hoàn toàn đạt được mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra.
Hỏi: Là một người sử dụng điện thoại thông minh – và không chỉ là một nhà thiết kế – có bất kỳ tính năng nào công ty hoặc cá nhân cảm thấy rất vui khi đưa vào Galaxy S8?
Yujin Kim: Điện thoại thông minh của chúng tôi luôn nằm trong tay của chúng tôi, vì vậy, đối với tôi, việc cầm nắm thiết bị thoải mái thực sự rất quan trọng. Mặc dù Galaxy S7 đã được đón nhận nồng nhiệt, chúng tôi vẫn muốn làm cho thiết bị trở nên tốt hơn đối với Galaxy S8, và thực hiện hơn 100 nguyên mẫu để tạo ra kết quả chính xác. Thông qua những thay đổi nhỏ trong hình thức và bổ sung các chi tiết nhỏ, chúng tôi đã có thể tạo ra một thiết bị phù hợp thoải mái và tự nhiên trong tầm tay.
Hỏi: Bạn thích phần nào nhất trong công việc của mình?
Yunjin Kim: Thiết kế một điện thoại thông minh đòi hỏi rất khắc khe. Thời gian chặt chẽ và chắc chắn không có chỗ cho sự thiếu thận trọng. Tuy nhiên, chúng tôi chú trọng vào việc thiết kế ra một sản phẩm mà mọi người sử dụng hằng ngày một cách thường xuyên. Thật là thú vị khi tưởng tượng mọi người có thể sử dụng sản phẩm của chúng tôi như thế nào, hoặc cảm nhận của họ khi sử dụng thiết bị. Không có phần thưởng nào lớn hơn khi nhìn thấy ai đó hưởng lợi từ một thiết bị mà tôi đã góp phần thiết kế ra nó.
Yêu Cầu Về Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Và Công Trình Công Cộng
Đối với kiến trúc sư, việc nắm chắc câu trả lời sẽ giúp các thiết kế của mình trở nên trọn vẹn hơn, còn đối với chủ đầu tư thì đây chính là những gợi ý để tìm cho mình đội ngũ kiến trúc sư có chuyên môn tốt. Trả lời cho các câu hỏi trên: Đầu tiên, Bản vẽ thiết kế kiến trúc: Mặt đứng biệt thự phố.
Bản vẽ thiết kế kiến trúc: Mặt đứng biệt thự phố.
Tiếp theo, thiết kế kiến trúc cần thực hiện theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về nhà và công trình công cộng để đảm bảo tính an toàn và tiện dụng. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn lại mục “Yêu cầu về thiết kế kiến trúc” trong tiêu chuẩn. Mời quý vị tham khảo.
Nội dung các yêu cầu về thiết kế kiến trúc:
1. Chiều cao tầng 2. Sảnh, hành lang 3. Khu vệ sinh 4. Bậc thềm, lan can, đường dốc 5. Cầu thang bộ 6. Thang máy 7. Cửa đi, cửa sổ 8. Trần, mái nhà 9. Nền và sàn nhà 10. Ống thông hơi và đường ống đổ rác
1.1. Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m. 1.2. Đối với các công trình có các không gian lớn (như hội trường, phòng khán giả, phòng đa năng, giảng đường, các không gian công cộng khác), tùy thuộc yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị nhưng chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,6 m. 1.3. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2 m. Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0 m. Chú thích: Đối với nhà và công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiều cao của tầng kỹ thuật xác định theo thiết kế, không kể vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phải tính vào chiều cao công trình để tính khối tích của ngôi nhà.
2.1. Thiết kế sảnh, sảnh tầng, hành lang (giao thông ngang), không gian chuyển tiếp phải đảm bảo lưu thông trong công trình và tính đến khả năng thoát người ra khu vực an toàn khi có sự cố. 2.2. Trong nhà và công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người. 2.3. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu sau: – Với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m; – Với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
3.1. Khu vệ sinh phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên trực tiếp. Chú thích: Trường hợp thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ khí. 3.2. Số lượng thiết bị, chiều cao lắp đặt thiết bị trong khu vệ sinh phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng loại nhà và công trình công cộng. 3.3. Độ dốc rãnh và độ dốc nền trong các khu vệ sinh không nhỏ hơn 2% hướng về rãnh thoát nước hay phễu thu. 3.4. Bề mặt sàn, rãnh trên mặt sàn và bề mặt tiếp xúc của đường ống xuyên qua sàn và sàn với mặt tường phải thiết kế chống thấm, ngăn nước. 3.5. Nền và tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không trơn trượt, không hút nước, không bám bẩn, chịu xâm thực và dễ làm vệ sinh.
4.1. Bậc thềm ở nơi tập trung đông người có số bậc lớn hơn 3 cần có lan can bảo vệ và bố trí tay vịn hai bên. 4.2. Chiều rộng mặt bậc của bậc thềm không nhỏ hơn 0,3 m. Chiều cao bậc không lớn hơn 0,15 m. 4.3. Ở tất cả nơi có tiếp giáp với bên ngoài (như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà…) phải bố trí lan can bảo vệ và đảm bảo các yêu cầu sau: a) Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng ngang, được tính toán theo qui định trong TCVN 2737; b) Chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1 m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn; c) Trong khoảng cách 0,1 m tính từ mặt nhà hoặc mặt sàn của lan can không được để hở; d) Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,1 m;
e) Chiều cao tối thiểu của lan can được qui định trong Bảng 1.
Vị trí
Chiều cao tối thiểu (mm)
1. Lô gia và sân thượng các vị trí cao từ 9 tầng trở lên
1400
2. Vế thang, đường dốc
900
3. Các vị trí khác
1100
Bảng 1 – Chiều cao tối thiểu của lan can.
4.4. Đối với lối vào có bậc cần thiết kế đường dốc đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với độ dốc từ 1/12 đến 1/20 và tuân theo qui định trong TCXDVN 264:2002. 4.5. Đường dốc phải bằng phẳng, không gồ ghề, không trơn trượt và có tay vịn ở cả hai phía.
5.1. Số lượng, vị trí cầu thang bộ phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thoát người an toàn. 5.3. Khi cầu thang đổi hướng, chiều rộng nhỏ nhất nơi có tay vịn chiếu nghỉ không được nhỏ hơn vế thang. Nếu có yêu cầu vận chuyển những hàng hóa lớn, có thể mở rộng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. 5.4. Chiều cao của một đợt thang không nhỏ hơn 2,0 m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang. 5.5. Chiều cao thông thủy (không kể vế thang đầu tiên tại tầng trệt) của phía trên và phía dưới chiếu nghỉ cầu thang không nhỏ hơn 2,0 m. Chiều cao thông thủy của vế thang không nhỏ hơn 2,2 m. Chú thích: Chiều cao thông thủy của vế thang là chiều cao thẳng đứng tính từ mặt bậc của vế thang dưới đến mặt trần nghiêng của vế thang trên. 5.6. Cầu thang bộ phải có tối thiểu một phía có tay vịn nếu chiều rộng vế thang nhỏ hơn 1,0 m. Có tay vịn ở cả hai bên nếu vế thang rộng hơn 1,0 m (trường hợp một bên là tường thì cho phép không có tay vịn ở bên tường). Tay vịn phải kéo dài phủ hết hai bậc thang cuối cùng. 5.7. Bậc cầu thang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 280 mm và chiều cao không lớn hơn 180 mm (trừ bậc thang trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc không lớn hơn 120 mm). Chú thích: Chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thỏa mãn yêu cầu tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B) không nhỏ hơn 550 mm và không lớn hơn 700 mm. Với H là chiều cao bậc; B là chiều rộng bậc.
6.1. Nhà và công trình công cộng có độ cao trên 6 tầng ngoài cầu thang bộ nên thiết kế thang máy. Số lượng thang phụ thuộc vào loại thang và lượng người phục vụ. Trường hợp có yêu cầu đặc biệt phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 6.2. Việc thiết kế và lựa chọn công suất, tải trọng và vận tốc của thang máy phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác. 6.4. Mỗi một đơn nguyên công trình hay một khu phục vụ sử dụng thang máy làm phương tiện giao thông đứng chủ yếu thì số lượng thang máy chở người không được ít hơn 2. 6.5. Thang máy phải được bố trí ở gần lối vào chính. 6.6. Buồng thang máy phải đủ rộng, có biện pháp thông gió, chống ẩm, chống bụi và bố trí tay vịn xung quanh. Bảng điều khiển và chỉ dẫn phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 6.7. Không được bố trí trực tiếp bể nước trên buồng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp ga và các đường ống kỹ thuật khác đi qua buồng thang máy. 6.8. Kết cấu bao che của buồng thang máy phải được cách nhiệt, cách âm và chống rung.
7.1. Cửa đi, cửa sổ trong nhà và công trình công cộng phải có kết cấu và cấu tạo đảm bảo an toàn, bền vững, phù hợp với chức năng của không gian sử dụng; có giải pháp che mưa hắt, giảm được bức xạ mặt trời và chịu được áp lực gió. 7.2. Khi sử dụng các loại cửa kính hoặc vách kính trong suốt phải có các biểu tượng hoặc ký hiệu nhận biết, có màu sắc tương phản với nền xung quanh kể cả nhìn từ ngoài vào và nhìn từ trong ra và phải đảm bảo qui định về an toàn về sinh mạng và sức khỏe. 7.3. Cửa sổ mở ra hành lang chung phải đảm bảo độ cao từ mặt sàn đến mép dưới của cửa không nhỏ hơn 2,0 m. 7.4. Cửa đi mở ra hành lang thoát người và gian cầu thang không được ảnh hưởng đến chiều rộng thoát người của hành lang và cầu thang. 7.5. Cấu tạo của cửa đi phải đóng mở thuận lợi, bền và chắc chắn. Các cửa lớn đóng mở bằng tay phải có bộ phận hãm. Cửa kéo, đẩy phải có biện pháp chống trượt khỏi đường ray. Cửa lò xo hai mặt, phải bố trí tấm kính trắng ở phần trên cao để có thể nhìn thấy được. Cạnh khu vực cửa quay, cửa tự động và cửa loại lớn phải bố trí cửa ra vào thông thường. 7.6. Cửa sổ, cửa mái và cửa thông gió phải đảm bảo đóng, mở hoặc điều chỉnh độ mở một cách an toàn. 7.7. Cửa sổ, cửa trời, các vách bao che, trần hoặc mái kính cần phải đảm bảo an toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh. 7.8. Sử dụng kính cho cửa sổ và cửa đi phải phù hợp với qui định trong TCVN 7505:2005.
8.1. Khi thiết kế trần, mái của nhà và công trình công cộng phải đảm bảo yêu cầu cách nhiệt, chống thấm, thoát nước mưa và đảm bảo mỹ quan. 8.2. Mái có bố trí lớp cách nhiệt phải tính toán nhiệt, đồng thời phải có biện pháp chống đọng sương, chống thấm nước bốc hơi và chống ẩm cho lớp cách nhiệt. 8.3. Dùng mái có tầng khung cách nhiệt thì lớp không khí này phải có đủ độ cao và không làm cản trở đường thông gió. 8.4. Trường hợp thiết kế mái dốc phải xác định độ dốc của mái trên cơ sở cấu tạo, điều kiện của vật liệu, thời tiết của địa phương, tham khảo qui định trong Bảng 2.
Cấu tạo mái
Độ dốc nhỏ nhất
1. Ngói xi măng, ngói đất sét không có lớp lót
1: 2
2. Ngói xi măng, ngói đất sét có lớp lót
1: 2,5
3. Tấm lợp xi măng amiăng
1: 3
4. Tấm lợp kim loại
1: 4
5. Mái bê tông cốt thép (có lớp cách nhiệt và chống xâm thực)
1: 50
6. Tấm thép hình
1: 7
Bảng 2 – Độ dốc nhỏ nhất của các loại mái.
8.5. Dùng mái tấm xi măng lưới thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép vỏ mỏng, phải có biện pháp bảo vệ chống phong hóa, chống xâm thực. Mái chống thấm cứng phải có biện pháp chống nứt. 8.6. Các lớp vật liệu mái (bao gồm phần nhô ra của mái và tầng áp mái) đều phải dùng vật liệu không cháy. 8.7. Ở những nơi có gió mạnh phải có biện pháp gia cố cho mái ngói và mái dùng vật liệu cuộn. 8.8. Đối với nhà và công trình công cộng có chiều cao lớn hơn 10 m, phải bố trí có cầu thang lên mái. 8.9. Khi sử dụng trần làm tầng kỹ thuật hoặc trần treo có hệ thống đường ống tương đối nhiều, phải bố trí tầng áp mái để kiểm tra sửa chữa, đồng thời bố trí sàn đi lại nếu có yêu cầu. 8.10. Thoát nước mái phải ưu tiên dùng thoát nước bên ngoài nhà. Mái của nhà cao tầng, có khẩu độ lớn và diện tích tập trung nước tương đối lớn phải dùng thoát nước bên trong nhà.
9.1. Mặt sàn và nền nhà của các gian phòng phải bảo đảm không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, dễ lau chùi và chống được nồm, ẩm. Đối với các công trình thể thao, mặt và nền sàn phải có tính năng đàn hồi và cách âm tốt. Đối với các bệnh viện, phòng thí nghiệm mặt và nền sàn phải không bị biến dạng do thuốc sát trùng hoặc tẩy uế và chống được tác dụng của các chất hóa học. 9.2. Nền nhà và phần chân tường tiếp xúc với đất nền cần đảm bảo ngăn được nước và hơi ẩm từ dưới đất thấm lên phía trên của nền và tường và ngăn ngừa khả năng lún không đều. 9.3. Sàn các khu vực dùng nước phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước thấm qua. 9.4. Cần có biện pháp phòng ngừa, tránh được nguy cơ các chất độc hại ở bề mặt hoặc trong nền đất của công trình hoặc sử dụng vật liệu hoặc các chất phụ gia có tính độc hại để làm vật liệu lát nền, gây hại đến sức khỏe con người.
– Được làm bằng vật liệu không cháy; Không sử dụng các loại ống giòn, dễ vỡ; – Mặt cắt, hình dạng, kích thước và mặt trong của ống phải thuận tiện cho việc thoát khí dễ dàng, không làm cản trở, tắc, rò rỉ khói và thoát ngược; – Tổng diện tích mặt cắt ống được xác định căn cứ vào lượng không khí cần hút để tránh hiện tượng chênh lệch áp suất giữa ống đứng thoát khí và áp suất khí quyển; – Ống thông hơi vượt lên trên mái không nhỏ hơn 0,7 m, cách cửa sổ hoặc cửa hút gió không nhỏ hơn 3 m theo chiều ngang. Trên đỉnh ống cần có biện pháp để tránh thoát ngược. – Lỗ vào khói của đường ống thông hơi mỗi tầng phải có nắp đậy. 10.2. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, có thể thu gom rác tại chỗ đặt tại các tầng hoặc bố trí đường ống đổ rác cho công trình. Trong nhà và công trình công cộng cần có biện pháp phân loại rác thải tại nguồn. 10.3. Thu gom rác thải tại chỗ được áp dụng cho các tòa nhà không xây dựng hệ thống đường ống đổ rác và trường hợp thu gom rác thải cồng kềnh có khối tích lớn. 10.4. Nếu thu rác tại chỗ thì chỗ thu rác của từng tầng được bố trí tại các góc khuất gần cầu thang. Các thùng thu gom rác phải đảm bảo kín, không phát tán mùi, không rò rỉ, không rơi vãi khi vận chuyển. Việc vận chuyển các thùng thu gom rác phải được thực hiện trong ngày. 10.5. Nếu sử dụng phòng lưu giữ rác phải có biện pháp chống mùi hôi và phải có hệ thống cấp thoát nước phục vụ công tác vệ sinh. Hàng ngày phải vệ sinh khu vực thu gom rác thải. 10.6. Sàn và tường phòng lưu giữ rác phải sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chống thấm, không ẩm mốc, không trơn trượt, dễ làm vệ sinh và là vật liệu khó cháy. 10.7. Nếu bố trí đường ống đổ rác thì khoảng cách từ cửa phòng đến đường ống đổ rác gần nhất không lớn hơn 25 m. 10.8. Đường ống đổ rác nên bố trí dựa vào tường ngoài nhà, thẳng đứng, mặt trong trơn, nhẵn, chống bám dính, không rò rỉ, không có vật nhô ra để ngăn cản rác khi rơi xuống, chống được sự ăn mòn. Ống đổ rác được cách ly với những phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy. 10.9. Đường ống đổ rác nên thiết kế hình trụ tròn có đường kính không nhỏ hơn 0,5 m. Thành ống phải có độ dày lớn hơn 1,2 mm có khả năng chống ngấm nước, tiêu âm, chịu nhiệt cao, tránh nguy cơ cháy trong quá trình sử dụng. 10.10. Đường ống đổ rác phải có thiết bị rửa, vệ sinh đường ống và quạt hút gió để khử mùi, làm khô và thoát khí. 10.11. Cửa đổ rác có kích thước thông thủy tối thiểu 500 mm x 500 mm, lắp ở sườn ống đổ rác và cách mặt sàn 800 mm và có nắp đậy bằng gioăng kín. 10.12. Cửa đổ rác chế tạo bằng thép chịu nhiệt có độ dày lớn hơn 1,2 mm, phủ lớp sơn tĩnh điện và có lớp cách âm, cách nhiệt, có khả năng chống cháy trong vòng 120 min. 10.13. Đầu đường ống đổ rác phải có đường ống thoát hơi nhô lên trên mái 0,7 m. Diện tích mặt cắt không được nhỏ hơn 0,05 m2, đồng thời phải có bộ phận chụp mái để che mưa và lưới chắn chống chuột, bọ. 10.14. Buồng thu rác được bố trí ngay dưới miệng xả rác ở tầng một. Chiều cao thông thủy của buồng thu rác tối thiểu lấy 2,5 m. 10.15. Buồng thu rác phải có lối vào riêng và có cửa mở ra ngoài. Cửa buồng thu rác được cách ly với lối vào nhà bằng tường đặc và được ngăn bằng tường chống cháy. 10.16. Nơi tập trung và thu gom rác thải phải cách ly với các không gian hoạt động của nhà và công trình công cộng và được bố trí hợp lý, thuận tiện để xe thu gom rác dễ ra vào. 10.17. Cần có hố thu nước chảy từ buồng thu rác vào hệ thống thoát nước bẩn hoặc bố trí máy bơm thoát nước cục bộ. 10.18. Phương thức thu gom và vận chuyển rác phải phù hợp với phương thức quản lý rác của đô thị.
Công ty thiết kế xây dựng nhà: Hoàng Gia Ric.
Galaxy Watch 3 Lộ Toàn Bộ Thông Số Cấu Hình, Tính Năng Và Thiết Kế
Galaxy Watch 3 sẽ có hai phiên bản màu bao gồm Mystic Bronze và Mystic Silver. Phiên bản 45 mm chỉ có duy nhất một lựa chọn dây đeo da màu đen, bản 41 mm sẽ có thêm tùy chọn dây da màu hồng. Tương ứng, bản 45 mm đi kèm màn hình Super AMOLED 1.4 inch, bản 41 mm có màn hình 1.2 inch.
Mặt đồng hồ sẽ được bảo vệ bởi kính cường lực Gorilla Glass DX, vòng xoay bezel sẽ quay trở lại, có hai nút nhấn vật lý đều được tích hợp phía bên phải. Galaxy Watch 3 sở hữu thân hình được hoàn thiện bằng thép không gỉ 316L, đạt chứng nhận chống bụi và nước IP68.
Galaxy Watch 3 sẽ chạy hệ điều hành Tizen Wearable OS 5.5, được trang bị RAM 1 GB và ROM 8 GB. Một số tính năng kết nối của Galaxy Watch 3 bao gồm: GPS, LTE (giới hạn phiên bản nhất định), Wi-Fi 2.4 GHz b / g / n và Bluetooth 5.0.
Galaxy Watch 3 phiên bản 41 mm nặng 48 gram, đi kèm viên pin dung lượng 247 mAh, trong khi phiên bản lớn hơn 45 mm nặng 53 gram, tích hợp viên pin 340 mAh. Về hệ thống cảm biến, Galaxy Watch 3 sẽ sở hữu cảm biến nhịp tim 8 LED PPG, gia tốc kế, cảm biến ánh sáng, EGG và con quay hồi chuyển. Đồng hồ cũng được trang bị micro, loa và động cơ rung tuyến tính.
Như bao đồng hồ thông minh Samsung khác, Galaxy Watch 3 tương thích với điện thoại chạy Android và iOS. Samsung sẽ tích hợp sẵn Bixby cho đồng hồ, thời lượng pin tốt hơn, cải thiện khả năng theo dõi giấc ngủ và hỗ trợ đo nồng độ oxy trong máu với chỉ số VO2 Max. Galaxy Watch 3 còn có thể phân tích và chỉ dẫn luyện tập khi người dùng chạy bộ.
Thông tin về giá và ngày lên kệ của Galaxy Watch 3 vẫn còn là một ẩn số. Bạn thích điểm nào nhất trên Galaxy Watch 3?
THEO DÕI TRỰC TIẾP SỰ KIỆN RA MẮT GALAXY NOTE 20
Nguồn: Sammobile
Tư Duy Thiết Kế Là Gì? Các Đặc Điểm Của Tư Duy Thiết Kế
Giống như tư duy sáng tạo (creative thinking), tư duy thiết kế tư duy logic (logical thinking), tư duy duy chiến lược (strategic thinking)… tư duy thiết kế (design thinking) là một cách tư duy được sử dụng phổ biến trong cuộc sống.
Theo ông Tim Brown, CEO của IDEO: “Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đối với sáng tạo cách tân, sử dụng các bộ công cụ của nhà thiết kế, để gắn kết nhu cầu của con người, tính khả thi của công nghệ và tính bền vững của kinh doanh”.
Các đặc điểm của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm
Hiện nay, tư duy thiết kế được các nhà học thuật, nhà lãnh đạo định nghĩa khác nhau, tuy nhiên họ đều cho rằng để thiết kế hay cải tiến một sản phẩm/dịch vụ nào đi chăng nữa đều phải đặt con người ở vị trí trung tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời thiết kế, sắp xếp sao cho sản phẩm/quy trình thực hiện dịch vụ hợp lý nhằm mục đích nâng cao giá trị của khách hàng.
Trong một tập thể, việc lấy con người làm trung tâm có nghĩa là khi tham gia thực hiện thiết kế cùng một số thành viên khác bạn cần loại bỏ tư duy cá nhân, tư duy ý chí của mình để thống nhất đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
Tư duy thiết kế là cả một quá trình liên tục và lâu dài giúp bạn kiên định và kiểm chứng những giả thuyết ban đầu để đưa ra được giải pháp an toàn.
Những đặc điểm của tư duy thiết kế mà bạn không nên bỏ qua
Tư duy thiết kế đề cao sự trải nghiệm
Để có thể xác định kết quả của quá trình tư duy thiết kế phần lớn các nhà thiết kế thường đặt ra giả thuyết những trường hợp có thể xảy ra đối với người sử dụng và tự mình trực tiếp trải nghiệm. Từ đó, lý giải và tìm ra được ý tưởng sau toàn bộ quá trình trải nghiệm.
Sử dụng nhiều minh họa trực quan
Đề cao trực giác nhưng theo một cách có hệ thống
Cập nhật thông tin chi tiết về Cân Bằng Hình Thức, Chức Năng Và Cảm Giác: Các Nhà Thiết Kế Samsung Thảo Luận Về Quy Trình Thiết Kế Galaxy S8 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!