Xu Hướng 3/2023 # Cách Dùng Have Với Các Hoạt Động # Top 6 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Dùng Have Với Các Hoạt Động # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Dùng Have Với Các Hoạt Động được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các cách diễn đạt như thế này, have tương đương với eat (ăn), drink (uống), enjoy (thưởng thức), experience (trải nghiệm, trải qua)… và nhiều nghĩa khác nữa. Nghĩa chính xác của have phụ thuộc vào danh từ sau nó. Ví dụ: have breakfast/ lunch/ dinner/ supper : ăn sáng/trưa/tối/bữa khuya have a meal: dùng bữa have tea/ coffee/ a drink : uống trà/cà phê/ rượu have a bath/ a wash/ a shower: tắm/rửa have a shave: cạo râu have a rest/ a lie-down: nghỉ ngơi have a sleep: ngủ have a dream: mơ have a good time : vui vẻ have a bad day: buồn/ có 1 ngày tồi tệ have a nice evening: buổi tối vui vẻ have a day off: nghỉ 1 ngày have a holiday: nghỉ lễ have a good journey /flight/ trip: có chuyến đi/chuyến bay vui vẻ have a talk/ a chat/ a word with somebody/ a conversation: trò chuyện have a disagreement/ a row/ a quarrel/ a fight : tranh cãi, cãi cọ have a swim/ a walk/ a ride/ a dance/ a game of tennis : bơi/ đi bộ/ đạp xe/ khiêu vũ/ chơi quần vợt have a try/ago: thử have a look: nhìn have a baby: sinh, đẻ have difficulty/trouble in V-ing : gặp khó khăn trong việc gì have an accident: bị tai nạn have an operation: phẫu thuật have a nervous breakdown: bị suy nhược thần kinh

Lưu ý trong tiếng Anh Mỹ dùng take a bath/ shower/ rest/ swim/ walk.

Have cũng có thể được dùng với nghĩa là ” nhận“. Ví dụ: I’ve had a phone call from Sue. (Tớ vừa nhận được cuộc gọi từ Sue.)

2. Ngữ pháp Trong các cấu trúc này, ta dùng do để tạo câu hỏi, câu nghi vấn, và have có thể dùng ở dạng tiếp diễn. Không dùng dạng rút gọn của have. Ví dụ:Did you have a good holiday? (Cậu đã có 1 kỳ nghỉ vui vẻ chứ?)KHÔNG DÙNG: Had you a good holiday? What are you doing? ~I’m having a bath. (Cậu đang làm gì thế? ~ Tớ đang tắm.) I have lunch at 12.30 most days. (Hầu hết các ngày tớ ăn trưa lúc 12h30.)KHÔNG DÙNG: I’ve lunch at 12.30 most days.

Cách Dùng Have To Và Have Got To

1. Cách dùng Ta có thể dùng cấu trúc have (got) + to V để nói về sự bắt buộc : những thứ mà chúng ta bắt buộc phải làm. Ví dụ: Sorry, I‘ve got to go now. (Xin lỗi, tớ phải đi bây giờ.) Do you often have to travel on business? (Cậu có thường phải đi công tác không?)

Have (got) to V cũng có thể được dùng như must để nói về sự phỏng đoán chắc chắn (cấu trúc này trước đây thường được dùng chủ yếu trong tiếng Anh Mỹ nhưng ngày nay cũng được dùng phổ biến trong tiếng Anh Anh). Ví dụ: I don’t believe you. You have (got) to be joking. (Tớ không tin. Chắc hẳn là cậu đang đùa.) Only five o’clock! It’s got to be later than that. (Mới có 5 giờ. Chắc phải muộn hơn rồi chứ.)

2. Ngữ pháp Trong cấu trúc này, have có thể được dùng như một động từ thường (dùng thêm do trong câu hỏi và câu nghi vấn), hoặc như là 1 trợ động từ (không cần dùng thêm do trong câu hỏi và câu nghi vấn). Got thường được thêm vào sau have trong các câu ở thì hiện tại và khi have dùng như trợ động từ. Ví dụ: When do you have to be back? (Khi nào cậu phải quay về?) When have you (got) to be back? (Khi nào cậu phải quay về?)

Have got to thường không được dùng để nói về những hành động bắt buộc mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ: I usually have to be at work at eight. (Tớ thường phải có mặt ở chỗ làm lúc 8h.)KHÔNG DÙNG:I usually have got to be at work at eight.

Ta có thể dùng dạng tiếp diễn của have to khi nói về hành động bắt buộc tạm thời. Ví dụ: I‘m having to work very hard at the momment. (Tớ đang phải làm việc rất chăm chỉ.)

3. Have (got) to ở thì tương lai Để nói về các hành động trong tương lai, ta dùng have (got) to nếu hành động bắt buộc đang tồn tại ở hiện tại, và dùng will have to nếu hành động bắt buộc chỉ có ở tương lai. Ví dụ: I‘ve got to get up tomorrow – we’re going to Devon. (Tớ sẽ phải dậy sớm vào ngày mai, chúng tớ sẽ đi tới Devon.) One day everybody will have to ask permission to buy a car. (Một ngày nào đó mọi người sẽ phải xin giấy phép mới được mua xe.)

Will have to có thể được dùng để yêu cầu ai đó làm gì, nó làm giảm nhẹ các chỉ thị, khiến chúng nghe nhẹ nhàng hơn so với must. Ví dụ: You can borrow my car, but you‘ll have to bring it back before ten. (Cậu có thể mượn xe tớ, nhưng cậu sẽ phải mang trả lại trước 10h.)

4. Phát âm của have to, gottaHave to thường được phát âm là /ˈhæf tə/. Ví dụ: He’ll have to/ˈhæf tə/ get a new passport soon. (Anh ấy sẽ phải xin hộ chiếu mới sớm thôi.) Lưu ý got to đôi khi có thể được viết thành gotta trong tiếng Anh Mỹ thân mật. Ví dụ: I gotta call home. (Tớ phải gọi về nhà.) A man’s gotta do what a man’s gotta do. (Một người đàn ông phải làm những gì mà anh ta cần phải làm.)

Sử Dụng Các Động Từ : Make, Have, Get Với Ý Cầu Khiến

(1) I made my brother carry my suitcase

(2) I had my brother carry my suitcase

(3) i got my brother to carry my suitcase

Cả ba động từ make, have, get đều có thể được dùng để nói về việc X khiến Y làm đều gì đó. Nhưng ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau.

Trong (1) My brother không có lựa chọn khác. Người nói ở đây đòi và bắt buộc anh trai mình phải mang hành lý lên cho mình.

Trong (2) Người anh trai mang vali bởi vì người nói đã hỏi va nhờ anh trai mình làm điều đó.

Trong (3) Người nói đã năn nỉ để thuyết phục để anh trai mang vali hộ mình.

she made the children wash their hands before dinner.

I had the barber cut my hair.

Jane had the waiter bring her some tea

I had my mother cook me a dinner.

Jack got his friends to play soccer with him after school.

Chú ý: Ở dạng bị động have và got khi dùng với ý cầu khiến không khác nhau nhiều ve ý nghĩa.

I had my watch repaired (by someone) I got my watch repaired (by someone)

ở hai ví dụ trên, tôi không phải là người sửa đồng hồ và một ngời khác (có thể là thợ sửa đồng hồ thực hiện hành động sửa). trong tiếng Việt, chúng ta có thể nói hôm qua tôi đã sửa đồng hồ mặc dù chúng ta không phải là ngưởi sửa,vì thế người Việt thường nói I cut my hair, i repair my bicycle… (cách nói này sẽ là sai nếu như bạn không phải là người thực hiện hành động cắt và sửa)

trong tiếng Anh cấu trúc have/get something done với nghĩa bị động được sử dụng trong những trường hợp như thế này.

Ví dụ nếu bạn đến tiệm cắt tóc: I got my hair cut yesterday. (lưu ý cut đây là động từ ở dạng quá khứ phân từ 2: cut-cut-cut)

nếu bạn nói sửa tóc: i had my hair fixed (i got my hair fixed)

Tỉa tóc: i had my hair trimmed.

Nếu bạn giặt quần áo ở tiêm: i got my clothes washed. (i had my laundry done)

nếu bạn đi sửa giày, dép: i had/got my shoes repaired.

nếu người khác chụp ảnh cho bạn: i had my photo taken.

Cách Dùng Hear, See… Với Các Dạng Của Động Từ

1. Hear, see,… + tân ngữ (Object) + Động từ nguyên thể (Infinitive)/ động từ đuôi -ving (-ing form)

Hear, see, watch, notice và các động từ tri giác kháccó thể được theo sau bởi Tân ngữ + Động từ nguyên thể không có ‘to’ hoặc Tân ngữ + động từ đuôi -ing. Ví dụ: I heard him go down the stairs. (Tôi nghe thấy tiếng anh ấy đi xuống cầu thang.) I heard him going down the stairs. (Tôi nghe thấy tiếng anh ấy đang đi xuống cầu thang.)(KHÔNG DÙNG: I heard him went down the stairs.) Hai câu này có sự khác biệt về nghĩa. – Ta dùng nguyên thể sau những động từ này để diễn đạt chúng ta nghe hoặc thấy toàn bộ hành động hoặc sự kiện. – Ta dùng dạng – ing để chỉ chúng ta nghe hay thấy hành động hay sự việc đang tiếp diễn.

Lưu ý:– Chúng ta có thể dùng động từ ở dạng tiếp diễn (V-ing) khi muốn nói đến sự lặp lại. Ví dụ: I saw her throwing stones at the other children (Tôi nhìn thấy con bé liên tục ném đá và những đứa trẻ khác)– Sau can hear/see (đề cập đến một hành động đang diễn ra) chỉ được dùng động từ ở dạng tiếp diễn (V-ing). Ví dụ: I could see John getting on the bus. (Tôi có thể thấy John đang lên xe buýt)KHÔNG DÙNG: I could see John get on the bus.– Các cấu trúc này có thể sử dụng sau dạng bị động (passive form) của hear và see. Trong trường hợp này động từ theo sau là động từ nguyên thể có ‘to‘. Ví dụ: He was never heard to say “Thank you” in his life. (Trong suốt cuộc đời mình, anh ấy chưa từng được nghe hai tiếng “Cảm ơn”.)KHÔNG DÙNG: He was never heard say…. – Không sử dụng dạng bị động của watch/ notice với cấu trúc này.

2. Không sử dụng dạng sở hữu cáchSau các động từ này, chúng ta không dùng sở hữu cách với dạng –ing. Ví dụ: I saw Mary crossing the road. (Tôi thấy Mary đang sang đường.)KHÔNG DÙNG: I saw Mary’s crossing the road.

3. See/Hear + tân ngữ (object) + quá khứ phân từ (past participle)– Trong cấu trúc này, quá khứ phân từ có nghĩa bị động. Ví dụ: I heard my name repeated several times. (= My name was repeated.) (Tôi nghe thấy tên tôi lặp lại vài lần. = Tên của tôi được lặp lại.) Have you ever seen a television thrown through a window? (Bạn đã bao giờ nhìn thấy một chiếc TV bị ném ra khỏi cửa sổ chưa?)

– Có thể diễn tả “hành động hay sự việc đang diễn ra” bằng cách dùng dạng tiếp diễn (being + past participle) Ví dụ: I woke up to hear the bedroom door being opened slowly. (Tôi tỉnh dậy nghe thấy tiếng cửa phòng ngủ đang được mở từ từ.)

– Không thể dùng cấu trúc này sau hình thức bị động của hear và see.

4. Look atLook at có thể theo sau bởi tân ngữ + V-ing , hoặc tân ngữ + động từ nguyên thể trong tiếng Anh-Mỹ. Ví dụ: Look athim eating! Look at him eat! (Anh-Mỹ) (Nhìn cậu ta ăn kìa!)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dùng Have Với Các Hoạt Động trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!