Bạn đang xem bài viết Các Xét Nghiệm Dùng Trong Bệnh Lý Gan Và Túi Mật được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bilirubin, sắc tố mật, được sản xuất từ sự thoái hóa protein heme, chủ yếu từ heme của hemoglobin trong hồng cầu. Bilirubin không liên hợp (tự do) không hòa tan trong nước và do đó không thể bài tiết qua nước tiểu; Hầu hết bilirubin không liên hợp gắn với albumin trong huyết tương. Bilirubin được kết hợp trong gan với axit glucuronic để hình thành nên bilirubin liên hợp dễ tan trong nước hơn. Bilirubin liên hợp sau đó được bài tiết qua đường mật vào tá tràng, tại đó được chuyển hóa thành urobilinogens (một số được hấp thu lại và tái phân bố vào đường mật), sau đó là urobilin có màu da cam (hầu hết được thải ra phân). Những sắc tố mật này làm cho phân có màu điển hình của nó.
Tăng bilirubin máu là kết quả của một hoặc nhiều trường hợp sau đây:
Tăng sản xuất bilirubin
Giảm hấp thu và kết hợp bilirubin trong gan
Giảm bài tiết mật (xem Vàng da)
Thông thường, phần lớn bilirubin dạng tự do với các giá trị < 1,2 mg/dL (< 20 μmol/L). Đo tỷ lệ bilirubin liên hợp (trực tiếp, gọi như vậy vì được đo trực tiếp mà không cần dung môi). Cách đo này hữu ích nhất trong đánh giá bệnh vàng da sơ sinh và đánh giá bilirubin tăng cao trong khi kết quả xét nghiệm gan bình thường – cho thấy bệnh lý gan mật không phải là nguyên nhân.
Bilirubin niệu phản ánh sự hiện diện của bilirubin liên hợp trong nước tiểu; bilirubin trong nước tiểu vì nồng độ trong máu tăng đáng kể, biểu hiện bệnh ở mức độ nặng. Bilirubin không liên hợp không tan trong nước và gắn vào albumin và do đó không thể bài tiết qua nước tiểu. Bilirubin niệu có thể được tự phát hiện với các que thử nước tiểu, gặp trong viêm gan vi rút cấp tính hoặc các rối loạn gan mật khác, ngay cả trước khi triệu chứng vàng da xuất hiện. Tuy nhiên, độ chính xác trong chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm nước tiểu không cao. Kết quả có thể là âm tính giả khi mẫu nước tiểu được lưu trữ trong một thời gian dài, vitamin C đã bị tiêu hóa, hoặc nước tiểu có nitrat (ví dụ do nhiễm trùng đường tiểu). Tương tự, xét nghiệm tăng urobilinogen không đặc hiệu cũng không nhạy.
Chỉ Số Sgot Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Men Gan
AST hay tên gọi khác là SGOT (viết tắt của cụm từ Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminas) – là một loại enzyme được tạo ra bởi gan. AST (SGOT) bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nhưng tìm thấy nhiều nhất là ở gan.
Xét nghiệm SGOT là một xét nghiệm để đánh giá tình trạng men gan. Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid… Khi tế bào gan bị tổn thương hoặc hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn.
Do đó, xét nghiệm men gan trong đó có SGOT cho thấy định lượng các enzyme gan tăng, nghĩa là gan của người đó đang bị nguy hại. Trong đó, chỉ số AST (SGOT) đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, viêm hay ung thư, ngoài ra cũng thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, hoặc bệnh tiểu đường…
ALT hay còn gọi là SGPT (viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). Tuy nhiên, không thể nói rằng loại men này chỉ có duy nhất trong gan, nhưng gan là nơi mà nó tập trung nhiều nhất. Nó được phóng thích vào máu khi có hiện tượng gan bị tổn thương. Vì vậy, có thể xem men này là một dấu chỉ tương đối đặc hiệu cho tình trạng của gan.
3. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm men gan
ALT và AST là hai loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào của gan và thận, một lượng nhỏ hơn của nó cũng được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp.
Đối với những người khỏe mạnh, mức độ AST và ALT trong máu thường thấp. Khi gan bị hư hỏng hay tổn thương thì 2 ezyme AST và ALT được phóng thích vào trong máu, nó thường tăng trước khi xảy ra các dấu hiệu nhận biết. Các chỉ số men gan cao là khi xuất hiện tổn thương gan, chẳng hạn như vàng da. Điều này khiến cho khi đo hoạt độ AST và ALT rất hữu ích để phát hiện tổn thương gan.
Ngoài ra, ALT và AST cũng được sử dụng để theo dõi điều trị của người có bệnh gan và xem diễn tiến bệnh. ALT và AST có thể được chỉ định một mình hoặc cùng với các xét nghiệm khác cho các mục đích chẩn đoán.
Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:
– Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.
– Chỉ số ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L.
– Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.
– Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.
Chỉ số AST/ SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT cao trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT. Ngược lại, nếu chỉ số SGOT giảm có thể trong các trường hợp đang mang thai hoặc bệnh tiểu đường…
Chỉ số ALT/ SGPT thông thường ở khoảng từ 20- 40 UI/L. Chỉ số này tăng khi có các tổn thương tế bào gan. Chủ yếu dùng để phát hiện tổn thương ở tế bào gan.
4. Chỉ số ALT và AST tăng cao là bao nhiêu?
Chỉ số men gan tăng cao thường gặp trong những trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mãn tính, gan bị tổn thương nặng do thuốc, trụy mạch kéo dài, độc chất. Mức độ tăng transaminase thường có tương quan kém với sự độ tổn thương tế bào gan và không có ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng. Ví dụ khi tế bào gan bị hoại tử nghiêm trong thì men gan tăng cao trong 24 – 48 giờ đầu nhưng sau đó khoảng 3 – 5 ngày, men giảm nhanh.
Chỉ số này thường gặp chủ yếu trong các trường hợp viêm gan do rượu, lúc này tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không vượt quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường. Trong khi đó, lượng ALT có thể bình thường hoặc thấp là do thiếu pyridoxal 5-phosphate (vitamin B6), đây là cofactor để tổng hợp ALT tại gan.
Chỉ số men gan tăng nhẹ thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật. Ngoài ra, chỉ số men gan tăng nhẹ còn hay gặp ở những người bị gan nhiễm mỡ.
Với trường hợp vàng da do tắc mật và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì chỉ số ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường.
5. Chỉ định xét nghiệm ALT, AST với đối tượng nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm men gan AST và ALT để đánh giá ở một người khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương gan. Một số những biểu hiện này bao gồm:
Bên cạnh đó, AST và ALT cũng có thể được chỉ định xét nghiệm riêng hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác, những người có nguy cơ gia tăng bệnh gan như:
Những người nghiện rượu nặng;
Những người có đã từng tiếp xúc với virus viêm gan;
Trong gia đình có người đã từng bị mắc bệnh gan;
Những người có thói quen sử dụng các loại thuốc có thể làm rối loạn men gan;
Những người béo phì, thừa cân hoặc người mắc bệnh tiểu đường;
Những người có triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như mệt mỏi hay sụt cân, lúc này chỉ số xét nghiệm AST và ALT để chắc chắn rằng họ không mắc bệnh gan mãn tính.
Khi xét nghiệm các chỉ số men gan AST và ALT được sử dụng để theo dõi việc điều trị người bị bệnh gan. Xét nghiệm 2 chỉ số này có thể được chỉ định một cách thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh để giúp bác sĩ xác định xem công tác điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Trong trường hợp men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, đặc biệt là chỉ số AST, ALT tăng gấp đôi bình thường thì cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và tuân theo hướng dẫn điều trị. Cụ thể, bạn cần thực hiện một số lời khuyên sau:
Đầu tiên, bạn cần tiến hành xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Ngoài ra, nếu có điều kiện, cần thực hiện xét nghiệm định lượng ADN của virus.
Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần điều trị triệt để nguyên nhân. Bên cạnh đó, nếu bị viêm gan do rượu thì cần phải kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Lưu ý, khi thấy các chỉ số men gan tăng, bạn nên hạn chế ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, cũng nên vận động một cách nhẹ nhàng.
Không tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y để điều trị. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.
Việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.
Bảo Vệ Chức Năng Gan Bằng Xét Nghiệm Got
1. Chỉ số GOT là gì?
GOT vốn được biết đến là một loại enzym chuyên trao đổi các amin trong cơ thể. Người ta tìm thấy GOT tại nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên sự có mặt của enzym này được ghi nhận chủ yếu ở các mô có tính chuyển hóa cao như gan, tim và xương. Nó có góp phần trong nhiều hoạt động chuyển hóa cũng như tổng hợp trong cơ thể.
Chỉ số GOT là một trong những chỉ số thể hiện sức khỏe của gan quan trọng nhất hiện nay
Cơ thể chúng ta mỗi khi gặp các tổn thương tế bào sẽ giải phóng các men này vào máu làm cho chỉ số tăng cao. Y học hiện nay căn cứ vào nguyên lý này để có thể nhận biết các bệnh lý. GOT đã vượt qua rất nhiều enzym khác để trở thành enzym được ứng dụng trong xét nghiệm là khám bệnh lâm sàng vì khả năng hoạt động tốt của mình. Xét nghiệm dùng chỉ số enzym này gọi là xét nghiệm GOT.
2. Thế nào là xét nghiệm GOT?
Đây là một trong những xét nghiệm sinh hóa phổ biến nhất hiện nay để đánh giá chức năng gan.
Xét nghiệm này dựa theo nguyên lý hoạt động của gan. Cụ thể là các enzym trong gan có nhiệm vụ tổng hợp và chuyển hóa được cơ quan này kiểm soát rất tốt, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tuy nhiên nếu gan của chúng ta đang gặp các tổn thương, thì các enzym này sẽ giải phóng vào máu. Lúc này men gan sẽ tăng cao đột biến và trở thành dấu hiệu cảnh báo rõ nhất.
Theo đó xét nghiệm định lượng GOT sẽ lấy huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh để tiến hành đo lường. Nồng độ enzym GOT sẽ được bác sĩ chuyên khoa đọc và chẩn đoán các bệnh lý và mức độ tổn thương của tế bào gan nếu có. Xét nghiệm định lượng GOT vẫn có thể được thực hiện đồng thời cùng với các xét nghiệm sinh hóa khác để đánh giá chính xác nhất chức năng gan.
Chỉ số GOT ở mức bình thường là 20 – 40 UI/L. Nếu chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường này thì có nghĩa là gan của bạn đang gặp vấn đề.
3. Các dấu hiệu cảnh báo bạn cần sớm thực hiện xét nghiệm GOT
Các bệnh lý về gan thường không biểu hiện tụt giảm sức khỏe nhanh như nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên bạn vẫn có thể tự nhận ra các biểu hiện lâm sàng để làm xét nghiệm định lượng GOT kịp thời. Việc chậm trễ làm xét nghiệm đồng nghĩa với việc bạn sẽ phát hiện bệnh muộn và khả năng điều trị dứt điểm sẽ thấp hơn rất nhiều.
Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm định lượng GOT nếu phát hiện các triệu chứng thể hiện rối loạn hoặc giảm chức năng gan sau:
Thường xuyên bị đau vùng bụng bên phải tại khu vực mạn sườn bên phải. Các cơn đau có thể là dạng co thắt hoặc âm ỉ.
Cảm thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài, không rõ nguyên nhân. Do gan có chức năng chuyển hóa glucose để cung cấp năng lượng đến các tế bào. Như vậy khi gan bị suy giảm chức năng thì cơ thể sẽ mất đi phần năng lượng cơ bản này và khiến các cơ quan rệu rã, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Ăn không ngon miệng, thường xuyên nôn và buồn nôn.
Da bị vàng hoặc thường xuyên nổi mẩn, ngứa không rõ nguyên nhân. Vì gan có chức năng thải độc cho cơ thể nên khi gan không còn hoạt động tốt trong thời gian dài thì trên da sẽ xuất hiện các tình trạng kể trên.
Nước tiểu màu đậm bất thường, có thể ngả đỏ. Tuy nhiên phân lại có màu nhạt, bạc màu.
Người mắc bệnh tiểu đường.
Người sử dụng rượu, bia trong thời gian dài.
Người đã tiếp xúc dài ngày trong môi trường có virus viêm gan các loại.
Người sử dụng trong thời gian dài các loại thuốc gây độc cho gan.
Những người thường xuyên sử dụng bia rượu nên làm xét nghiệm GOT định kỳ
4. Xét nghiệm GOT có thể được thực hiện trong quá trình trị liệu hay không?
Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn trị liệu hoặc đang điều trị theo phác đồ dùng thuốc dài ngày thì bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng GOT.
Lúc này xét nghiệm định lượng GOT sẽ phục vụ cho mục đích theo dõi và đánh giá tiến trình điều trị cho bệnh nhân. Việc thực hiện xét nghiệm có thể diễn ra với tần suất dày hơn nhằm đánh giá sát sao hiệu quả sử dụng thuốc và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần để bảo vệ chức năng gan.
5. Làm xét nghiệm GOT có cần nhịn ăn không?
Về cơ bản khi thực hiện xét nghiệm định lượng GOT thì bác sĩ sẽ không yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cho kết quả xét nghiệm thì bạn nên đến bệnh viện sau bữa ăn vài giờ đồng hồ. Việc này sẽ giúp cho huyết thanh của bạn không bị đục, giúp cho kết quả xét nghiệm được khách quan hơn.
Ngoài ra bạn cũng nên báo trước với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tạm thời dừng loại thuốc đó để thuận lợi cho việc tiến hành xét nghiệm.
6. Cách đọc chỉ số xét nghiệm GOT
Nếu bạn bị viêm gan virus cấp hoặc đợt cấp của viêm gan mạn thì chỉ số GOT trong huyết tương sẽ cao hơn hẳn so với mức bình thường, nhiều trường hợp đã ghi nhận chỉ số ở ngưỡng lớn hơn 1000 UI/L. Bên cạnh đó hoạt độ GOT tăng hơn 10 lần thể hiện tế bào mô gan đang bị tổn thương cấp tính.
Trường hợp bị viêm gan do nhiễm độc thì chỉ số GOT sẽ tăng khoảng 7 – 8 lần. Đặc biệt có thể tăng rất cao nếu bệnh nhân bị nhiễm độc rượu hoặc chất độc hóa học. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cả chỉ số GGT kết hợp trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp viêm gan mạn hoặc xơ gan thì GOT chỉ tăng khoảng 2 – 5 lần.
Bác sĩ vẫn có thể kết hợp thêm các chỉ số khác để đọc kết quả GOT
Ngoài các trường hợp trên thì chỉ số GOT có thể đột nhiên tăng cao bất thường rồi giảm dần trong vòng vài ngày sau đó, đây thường là biến chứng do một số bệnh lý đem lại. Các bệnh lý này có thể kể đến như tắc mật, nhiễm khuẩn huyết,… Một số loại thuốc tránh thai hoặc chống đông máu cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số GOT.
Xét Nghiệm Chức Năng Gan Sgpt, Sgot, Ggt Tại Đà Nẵng.
Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?
Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành gồm các định lượng thông số ALT, AST, GGT:
– Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.
– Gamma-glutamyltransferase (GGT):GGT là một enzym trong máu, nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 U/L. Nếu nồng độ GGT cao hơn bình thường cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan:
Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh, chứ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần. Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng… Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.
Xét nghiệm chức năng gan ở Đà Nẵng:
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan với chi phí chỉ 70.000vnđ, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm ADN, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.
Với phương châm phục vụ : UY TÍN – TẬN TÂM – CHẤT LƯỢNG, phòng khám hi vọng sẽ là nơi được quý khách đặt niềm tin và an tâm khi đến đây.
Địa chỉ: 97 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ : 091.555.1519 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
8 loại trái cây cải thiện chức năng gan:
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Xét Nghiệm Dùng Trong Bệnh Lý Gan Và Túi Mật trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!