Xu Hướng 9/2023 # Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách # Top 9 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

Hiện nay trong các tài liệu, giáo trình tâm lý học thường nêu lên bốn đặc điểm cơ bản của nhân cách: tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao lưu của nhân cách.

a. Tính ổn định của nhân cách

Dưới ảnh hưởng của cuộc sống và giáo dục, từng thuộc tính tạo nên nhân cách có thể được biến đổi, được chuyển hoá, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách. Cấu trúc này tương đối ổn định nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân ấy trong một khoảng thời gian nào đó của cuộc đời con người. Nhờ có tính ổn định tương đối này của nhân cách, người ta có thể đánh giá được giá trị xã hội của một nhân cách nào đó ở thời điểm hiện tại và có thể dự đoán trước được hành vi của nó trong những tình huống nhất định.

b. Tính thống nhất của nhân cách c. Tính tích cực của nhân cách

Nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Nhân cách không chỉ là khách thể chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội, mà điều quan trọng hơn là nó chủ động tham gia vào các mối quan hệ đó, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội ấy, nghĩa là nó có tính tích cực của mình. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện ở những hoạt động muôn hình muôn vẻ với mục đích cải tạo thế giới xung quanh và cải tạo chính bản thân mình. Nếu không hoạt động, con người không thể tồn tại, nhân cách của họ không thể được hình thành và phát triển. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. Như vậy cá nhân được coi là nhân cách khi nó tích cực hoạt động và giao lưu trong xã hội một cách có ý thức. Do đâu có được tính tích cực của nhân cách. Theo quan niệm của tâm lý học thì nguồn gốc tính tích cực của nhân cách chính là nhu cầu. Tính tích cực của nhân cách thể hiện trong quá trình thoả mãn nhu cầu của nó. Khác với động vật và bằng hoạt động lao động của mình, con người không thoả mãn nhu cầu bằng các đối tượng có sẵn mà luôn luôn sáng tạo ra những đối tượng mới, các phương thức mới để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng và ngày càng cao của mình.

d. Tính giao lưu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu với những nhân cách khác. Vì lí do nào đó mà ngay từ lúc mới sinh con người bị tách khỏi xã hội loài người thì không thể tồn tại và phát triển như một nhân cách. Chẳng hạn, một đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi ở ngoài rừng được các con vật nuôi hay một đứa trẻ bị nuôi ở dưới hầm từ lúc còn rất bé không được tiếp xúc, giao lưu với những nhân cách khác thì không thể trở thành một nhân cách. Như vậy nhân cách không thể tồn tại, không thể hình thành và phát triển bên ngoài sự giao tiếp, bên ngoài xã hội loài người. Nhu cầu giao lưu hay giao tiếp được xuất hiện rất sớm và có thể coi như một nhu cầu bẩm sinh của con người. Nhu cầu của con người trước hết là nhu cầu về người khác. Vì sao vậy? Bởi vì chỉ có thông qua giao tiếp cá nhân mới có thể gia nhập các mối quan hệ với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội và quan hệ với toàn xã hội. Qua giao tiếp, cá nhân lĩnh hội được các chuẩn m ực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội và cũng nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân được nhìn nhận, được đánh giá theo quan niệm về giá trị, đạo đức của thời đại cá nhân đó đang sống. Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội và cũng qua giao tiếp mỗi cá nhân có thể tham gia đóng góp những giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho sự phát triển xã hội.

Đặc điểm này của nhân cách là cơ sở tâm lý học cho nhiều phương pháp biện pháp giáo dục trẻ, đặc biệt là nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể do nhà giáo dục Nga AXMacarencô đề xướng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương

Tác giả: Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) – Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Thạc – Trần Quốc Thành – Hoàng Anh – Lê Thị Bừng – Vũ Kim Thanh – Nguyễn Kim Quý – Nguyễn Thị Huệ – Nguyễn Đức Sơn

Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Một Số Đặc Điểm Cơ Bản Của Bảo Hiểm Nhân Thọ

Thứ nhất, BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro: Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo hiểm phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho người bảo hiểm, ngược lại người bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thoả thuận từ trước khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Số tiền bảo hiểm được trả khi người được bảo hiểm đạt đến một độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho thân nhân và gia đình người được bảo hiểm khi người này không may bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản rất nhỏ qua việc đóng phí bảo hiểm. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết như thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái…Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người mua bảo hiểm đảm bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro, trong thời hạn bảo hiểm được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay số tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro trong BHNT.

Thứ hai, BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm: Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT đã đáp ứng được nhiều mục đích. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Hợp đồng BHNT đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác…Chính vì đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng và được rất nhiều người quan tâm.

Thứ ba, các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp: Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng BHNT thể hiện ở ngay các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau, lại có sự khác nhau vể số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham chúng tôi cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản hợp đồng bảo hiêm phi nhân thọ, trong mỗi hợp đồng BHNT có thể có 4 bên tham gia (ngưòi bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham giabảo hiểm và người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm).

Thứ tư, phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp: Theo tác giả Jean-Claude Harrari “sản phẩm BHNT không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng”. Trong tiến trình này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm, như chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng…Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT (tính phí BHNT), một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào: độ tuổi của người được bảo hiểm, tuổi thọ bình quân của con người, số tiền bảo hiểm, thời hạn tham gia bảo hiểm phương thức thanh toán, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát …

Thứ năm, BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Ở các nước kinh tế phát triển, BHNT ra đời và phát triển hàng trăm năm nay. Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế xã hội phát triển .

Những điều kiện về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân một đầu người dân, mức thu nhập của dân cư, tỷ lệ lạm phát của đồng tiền, tỷ giá hối đoái….

Những điểu kiện về xã hội bao gồm: Điều kiện về dân số, tuổi thọ bình quân của người dân, trình độ học vấn, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.

Marketing Và Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Marketing Là Gì

Hiện nay, để thành công trong kinh doanh thì marketing là một yếu tố không thể thiếu. Vì sự phát triển của xã hội dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau nên để có được sự trung thành của khách hàng là điều mà mỗi doanh nghiệp cần phải hướng tới. Marketing chính là sự giải quyết cho vấn đề trên. Vậy marketing là gì? các đặc điểm của marketing gồm những gì. Hãy MarketingAI cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Theo ông Philip Kotler, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành marketing thì xã hội càng phức tạp thì con người buộc phải càng am hiểu về marketing. Mọi việc ta làm hàng ngày đều là marketing, nếu có kiến thức về marketing càng sâu thì việc xử lý thông tin và xử lý tình huống càng lớn. Marketing có thể tác động đến lợi ích của mỗi người suốt cuộc đời. Marketing còn tác động lớn đến lòng tin và cách sống của khách hàng. Người tiêu dùng luôn muốn sở hữu những sản phẩm tốt với mức giá hợp túi tiền, marketing chính là những người làm cho khách hàng cảm nhận được điều đó.

Một số đặc điểm cơ bản của Marketing

Sau khi hiểu được định nghĩa marketing là gì bạn cần phải nhìn nhận rõ hơn về mọi góc độ của marketing. Cùng đi sâu hơn để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của marketing.

Tư duy chiến lược của marketing đều bắt nguồn từ những nhu cầu cần thiết của con người. Nhu cầu của con người chính là những cảm giác thiếu đi một thứ gì đó mà họ cảm nhận được. Nó bao gồm nhu cầu cơ bản là ăn, uống, sự an toàn đến nhu cầu về tình cảm. Tất cả những nhu cầu đó hình thành bản tính của con người. Marketing sinh ra nhằm tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người, bởi khi được thỏa mãn nhu cầu thì con người sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ.

Con người luôn có những mong muốn, xã hội càng phát triển thì con người ta càng có nhiều mong muốn hơn bởi lẽ con người càng tiếp xúc với nhiều thứ thì càng dễ có sự ham muốn và tò mò. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức marketing để kích thích sự ham muốn của người tiêu dùng và khiến họ cảm thấy mình mong muốn sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.

Thông thường con người sẽ bị giới hạn bởi khả năng thỏa mãn mong muốn của mình. Trong marketing, doanh nghiệp cần phải xác định được những người mua sản phẩm của mình và những người chấp nhận vui vẻ mua nó. Marketing là một chức năng kinh doanh nhưng nó không tạo ra nhu cầu mà bản chất nhu cầu luôn hiện hữu ở đó. Người làm marketing phải hiểu được khách hàng và đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng tập khách hàng khác nhau, chỉ có vậy thì việc marketing mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Vai trò của Marketing là gì?

Marketing ngày nay đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Marketing xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Marketing cũng giúp làm hài lòng khách hàng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Marketing cũng đóng vai trò trông việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và mang lại vị thế cho doanh nghiệp.

Một Số Đặc Điểm Cơ Bản Của Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra sản phẩm bảo hiểm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chính vì những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm “đặc biệt”. Bảo hiểm nhân thọ, một mặt nó cũng là một loại hình bảo hiểm do đó nó cũng mang những nét chung của bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nào, nghĩa là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng mang những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ và những đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm. Những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ là:

+Là sản phẩm vô hình: Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những tờ giấy trên đó in biểu tượng của doanh nghiệp,in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thoả thuận …nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm.Khách hàng cũng không thể “dùng thử” ngay thứ hàng hoá mà họ vừa mua, khách hàng chỉ có thể hình dung ra sản phẩm thông qua sự mô tả và sự hiểu biết của người đại lý. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro, vì vậy có thể nói sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình.

+Là sản phẩm không thể tách rời và không thể cất trữ: Sản phẩm bảo hiểm không thể tách rời – tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng sản phẩm đó ( quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một thể thống nhất ). Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm cũng không thể cất trữ được – có nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình. Đa số các sản phẩm hữu hình có thể sản xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho bán dần. Còn các sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được.

+Tính không đồng nhất: Dịch vụ bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhìn chung, chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau là khác nhau, với các khách hàng khác nhau là khác nhau.Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau.

+Là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền: Mặc dù trước khi tung một sản phẩm nào đó ra thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, việc phê chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Đặc điểm này dẫn đến hiện tượng sao chép các dạng sản phẩm của các nước, thậm chí của đối thủ cạnh tranh một cách máy móc, trừ tên mình. Vì vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ .

Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có những đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm, đó là:

+Là sản phẩm không mong đợi : Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm – nhưng khách hàng đều không muốn rủi ro xảy ra để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn.

+Là sản phẩm có chu trình sản xuất ngược: Đối với các sản phẩm khác, căn cứ vào chi phí thực tế có thể tính được giá thành, giá bán của sản phẩm, qua đó thấy ngay được kết quả hoạt động. Nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm, việc xác định giá bán hoàn toàn dựa trên các số liệu giả định về các tổn thất xảy ra trong quá khứ do đó tại thời điểm bán sản phẩm chưa thể xác định ngay được kết quả hoạt động do thực tế xảy ra có thể không như dự kiến, đặc biệt nếu thiệt hại xảy ra trầm trọng, tổn thất liên tục.

+Là sản phẩm có hiệu quả xê dịch: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ.

Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính xê dịch – không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng “được nhận” số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm ( trừ trường hợp mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm ). Nói cách khác, khách hàng chỉ thấy được “tác dụng” của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ.

Ngoài những đặc điểm trên, sản phẩm BHNT cũng có những đặc trưng riêng sau:

+Thời hạn bảo hiểm dài, thường là 5 năm, 10năm, 20 năm hoặc suốt cả cuộc đời.

+Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau lại có sự khác nhau về số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi người tham gia…

+ Các sản phẩm BHNT thường là những sản phẩm bán lẻ là chủ yếu.

Nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời là nhóm sản phẩm bảo hiểm truyền thống, mang tính tiết kiệm và đã có mặt trên thị trường thế giới từ gần 100 năm. Do cũng là sản phẩm bảo hiểm nên nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời vẫn mang đầy đủ những đặc tính của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như đã nêu trên. Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời cũng có một số đặc điểm riêng khác các nhóm sản phẩm nhân thọ khác, đó là:

-Sản phẩm bảo hiểm này có thời hạn bảo hiểm không xác định trước. Phương châm của người bảo hiểm ở đây là: “Bảo hiểm đến khi chết”. Tuy nhiên, có một số trường hợp loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi.

-Số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ khi nào người được bảo hiểm bị tử vong.

-Do thời hạn bảo hiểm dài nên phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên số tiền bảo hiểm chắc chắn phải chi trả.

-Phí bảo hiểm có thể đóng theo nhiều hình thức như đóng một lần, hoặc đóng định kỳ.

Đối với trường hợp phí nộp một lần thì phí thuần trong trường hợp này cũng được tính theo nguyên lý cân bằng giữa (số thu) và (số chi) tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Công thức tính phí thuần trong trường hợp này như sau:

f C = ∑ j = 1 m d ( x + j − 1 ) 1 ( 1 + i ) j l x S b size 12{f rSub { size 8{C} } “=“ { { Sum cSub { size 8{j`=`1} } cSup { size 8{m} } {d rSub { size 8{ ( x+j – 1 ) } } “ { {1} over { ( 1+i ) rSup { size 8{j} } } } } } over {l rSub { size 8{x} } } } “S rSub { size 8{b} } } {}

Trong đó:

S b : Số tiền bảo hiểm

l x : số người sống ở độ tuổi người tham gia bảo hiểm

i : lãi suất kỹ thuật

n : Thời hạn bảo hiểm

d(x+j-1) : Số người chết ở độ tuổi (x+j -1) đến (x+j)

m : là độ tuổi cuối cùng của bảng tỉ lệ tử vong sử dụng tính phí

Đối với trường hợp phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm nhân thọ trọn đời, việc tính phí vẫn dựa trên nguyên tắc cơ bản là cân bằng thu-chi.

Ta có công thức tính phí thuần năm như sau:

f d = ∑ j = 1 m d ( x + j − 1 ) 1 ( 1 + i ) j ∑ j = 0 k l x + i 1 ( 1 + i ) j S b size 12{f rSub { size 8{d} } “=“ { { Sum cSub { size 8{j`=`1} } cSup { size 8{m} } {d rSub { size 8{ ( x+j – 1 ) } } “ { {1} over { ( 1+i ) rSup { size 8{j} } } } } } over { Sum cSub { size 8{j`=`0} } cSup { size 8{k} } {l rSub { size 8{x+i} } `} { {1} over { ( 1+i ) rSup { size 8{j} } } } } } “S rSub { size 8{b} } } {}

⇒ fd=fclx∑j=0klx+i(1+i)−j size 12{f rSub { size 8{d} } “=“ { {f rSub { size 8{c} } l rSub { size 8{x} } } over { Sum cSub { size 8{j`=`0} } cSup { size 8{k} } {l rSub { size 8{x+i} } `} ( 1+i ) rSup { size 8{ – j} } } } “} {}

Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời là thời hạn bảo hiểm dài và không xác định nên nếu đóng phí một lần khi ký hợp đồng thì mức phí thường rất cao, không hấp dẫn khách hàng. Vì thế, phương thức đóng phí hàng năm có lẽ phù hợp hơn cả. Về nguyên tắc phải đóng phí đến hết đời, song người tham gia bảo hiểm thường có mong muốn đóng đến một độ tuổi nhất định (chẳng hạn như :80, 85 hay 100 tuổi).Nếu tham gia lúc còn trẻ và ở độ tuổi trung niên, họ thường yêu cầu đóng phí đến độ tuổi về hưu. Điều này công ty bảo hiểm vẫn chấp nhận. Nhưng khi tính phí, nguyên tắc cân bằng vẫn được đặt ra.

Phí toàn phần:

Ta có công thức sau:

Phí toàn phần = Phí thuần + Phí hoạt động

Nếu ký hiệu:

P: là phí toàn phần

f: là phí thuần

h:là phí hoạt động

Ta có: P = f + h

Bộ phận phí hoạt động (h) trong bảo hiểm nhân thọ bao gồm 3 khoản:

+ Chi phí hợp đồng mới (α)

+ Chi phí thu phí (β)

+ Chi phí quản lý hợp đồng (y)

Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thu phí một lần thì khoản chi phí thu phí (β) sẽ không có, cho nên:

h = (α) + (y)

P = f + α + y

Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thu phí nhiều lần trong suốt thời hạn tham gia bảo hiểm thì bộ phận phí hoạt động (h) sẽ bao gồm đầy đủ 3 khoản nêu trên:

h = α + β + y

Nhờ những đặc tính trên nên sản phẩm bảo hiểm trọn đời được các công ty chú trọng khai thác. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, nhóm sản phẩm này bao gồm các sản phẩm: An Khang Trường Thọ của Bảo Việt, Phú Trường An của Prudentia và An Sinh Trường Thọ của AIA. Các sản phẩm này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, giúp họ có được một khoản tiết kiệm khi tuổi cao, khiến họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống.

Những Đặc Điểm Địa Lý Cơ Bản Của Các Vùng Biển Việt Nam

Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khí hậu chủ yếu: (i) Miền khí hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, (ii) Miền khí hậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ luôn cao, (iii) Miền khí hậu Biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt đới biển. Vùng Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từ các hẻm vực sâu ven bờ tây Phi-lip-pin (Palawan) và chỉ sau 02 giờ sẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.

Chế độ hải văn ven bờ cũng biến tính rõ. Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ. Các đặc trưng khí hậu – hải văn nói trên góp phần hình thành các vùng địa lý – sinh thái khác nhau, kéo theo thế mạnh tài nguyên sinh vật và tiềm năng phát triển khác nhau.

Khu vực biển nông thuộc thềm lục địa địa lý (đến độ sâu 200m) chiếm toàn bộ diện tích vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vùng biển trước châu thổ sông Cửu Long và thắt hẹp lại ở miền Trung nước ta.

Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông, bao gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982).

Hình thế phần đất liền của Việt Nam hẹp chiều ngang (không có nơi nào cách biển trên 500km) với đường bờ biển dài trên 3.260km (không kể bờ các đảo) chạy theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía đông bắc xuống tới Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía tây nam. Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng/ vịnh ven bờ và cứ 20 km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặp một cửa sông lớn với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển, chủ yếu từ phía lục địa Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ven biển là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phía nam. Lượng nước và phù sa lớn nhất đổ vào Biển Đông hàng năm chính là từ các hệ thống sông của hai đồng bằng này. Bên cạnh việc bổ sung nguồn dinh dưỡng cho biển Việt Nam và Biển Đông, các hệ thống sông này cũng đổ ra biển không ít chất gây ô nhiễm môi trường biển và vùng cửa sông ven biển nước ta.

Về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Đây là những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Từ bắc vào nam, 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển là các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương)

Đặc Điểm, Vai Trò Của Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Luật Quốc Tế

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là gì? Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế? Phân tích vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

Sở dĩ gọi một số nguyên tắc của Luật quốc tế là những nguyên tắc cơ bản bởi vì trong hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ liên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đồng thời lại có cả những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của hệ thống luật quốc tế.

Trong các nguyên tắc này thì hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị – pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế.

Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể Luật quốc tế. Trong Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

2. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

– Tính mệnh lệnh chung: Biểu hiện ở chỗ:

+ Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

(VD: Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Theo nguyên tắc này, tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc khi tham gia quan hệ quốc tế đều có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để, có thiện chí, không do dự các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế; trừ các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc).

+ Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

+ Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.

+ Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế…thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể.

– Tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

(Ví dụ: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa-xã hội…hay nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc giữ vai trò quan trọng và có tính chất xuyên suốt quá trình hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế).

– Tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện ở chỗ: việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ nguyên tắc khác.

(Ví dụ:. Nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên tắc nền tảng để trên cơ sở đó các chủ thể Luật quốc tế thực hiện các nguyên tắc khác như: hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Việc vi phạm hay tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc này sẽ tác động rất lớn đến việc thực hiện một loạt các nguyên tắc còn lại của Luật quốc tế).

– Tính thừa nhận rộng rãi: Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời chúng được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Định ước Hen-xin-ki năm 1975 về an ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á…

Trong các đặc điểm nêu trên, đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc chuyên ngành.

3. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Trong quá trình xây dựng Luật quốc tế các ngyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đóng góp vai trò khá quan trọng. Các nguyên tắc của Luật quốc tế là nền tảng, nguồn góp phần tròn việc xây dựng và hoàn thiện Luật quốc tế.

– Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Liên Hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên” ( khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc Luật quốc tế hiện đại, nó đã được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế. Qua đó các quy định của Luật quốc tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia vì trong quan hệ quốc tế việc xác định chủ quyền quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia sẽ khẳng định được vị thế của quốc gia trong hoạt động đối nội cũng như là đối ngoại. Ngoài ra, các nguyên tắc khác cũng góp phần xây dựng Luật quốc tế, cụ thể hóa qua các điều ước, tuyên bố, định ước… trong khuôn khổ Liên Hợp quốc.

– Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực được quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc ( được Đại hội đồng thông qua năm 1970), Định ước Henxinki năm 1975,…

Xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay là sự hội nhập, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hóa trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng. Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản 3 Điều 4 Hiến chương Liên Hợp quốc, rằng một trong những mục đích của tổ chức là “thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn để quốc tế kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, khuyến khích và phát triển dsự tôn trọng các quyền của con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi ngừoi không phjân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương LHQ không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế. Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó “các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa, nhằm mục đích duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và góp phần vào việc ổn định kinh tế thế giới, vì sự phồn vinh chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế”.

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình gải quyết các tranh chấp quốc tế này gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này. Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau ” không thống nhất được về quyền và lợi ích ” xung đột, mâu thuẫn. Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chương của mình lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận: “Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”. Cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, Asean, Liên Hợp quốc,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!