Xu Hướng 9/2023 # Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất # Top 13 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Chương trình hóa học lớp 10

– Chương 1: Nguyên Tử

– Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học. Định Luật Tuần Hoàn

– Chương 3: Liên Kết Hóa Học

– Chương 4: Phản Ứng Oxi Hóa – Khử

– Chương 5: Nhóm Halogen

– Chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh

– Chương 7: Tốc Độ Phản Ứng. Cân Bằng Hóa Học

II. Các công thức hóa học lớp 10 theo từng chương

Chương 1: Nguyên tử

– Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E). 

     Z = P = E

– Số khối của hạt nhân (A) = tổng số proton (Z) + số nơtron (N). 

     A = Z + N

Chương 2: Bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Các bạn tính toán số proton, notron, electron của nguyên tử và tính phần trăm đồng vị.

Chương 3: Liên kết hóa học

                           

Ta có:

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

       

Thể tích thực là: Vt=V.74

       

Từ công thức trên, ta tìm được bán kính nguyên tử R.

Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:

– Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử trường hợp không có môi trường.– Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử trường hợp có môi trường.

Chương 5: Nhóm Halogen

– Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có công thức: 

       mMX = mM + mX

– Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ 

       nCl = nHCl = 2nH2

– Phương pháp tăng giảm khối lượng: Dựa vào khối lượng kim loại phản ứng.

Chương 6: Nhóm Oxi

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

→  mhh = xA + yB +zC                                        (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được ax + by + cz      (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học, ta tính được đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A 

số mol khí B là (1-x) với một hỗn hợp khí.

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc: v= k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc)

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

III. Bài tập vận dụng các công thức hóa học lớp 10

Câu 1: Trong hạt nhân nguyên tử X có 26 proton. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau về X:

   A.  X có 26 electron trong hạt nhân.

   B. X có 26 notron ở vỏ nguyên tử.

   C. X có điện tích hạt nhân là 26+.

   D.  Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Câu 2: Biết rằng nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?

   A.  2,47 g/cm3.

   B.  9,89 g/cm3.

   C.  5,92 g/cm3.

   D.  5,20 g/cm3.

Câu 3: Cho biết Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố

   A.  N

   B.  P

   C.  Na

   D.  Fe

Câu 4: Hợp chất công thức hóa học là M2X tạo bởi hai nguyên tố M và X. Biết rằng: Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46. Trong hạt nhân M có n – p = 1, hạt nhân của X có n’ = p’. Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là bao nhiêu? 

   A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị

   B. 19, 8 và liên kết ion

   C. 15, 16 và liên kết ion

   D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị

  A.  CaOCl2      

  B. KMnO4

  C. K2Cr2O7

  D.  MnO2

Câu 6: Cho 3,16 gam chất KMnO4 tác dụng cùng với dung dịch HCl đặc (dư), số mol HCl sau phản ứng bị oxi hóa bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác bên dưới:

   A.  0,05

   B.  0,11

   C.  0,02

   D.  0,10

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại tên gọi M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, người ta thu 28,5 gam muối. Kim loại M là kim loại nào trong các chất bên dưới:

   A.  Be

   B.  Na

   C.  Ca

   D.  Mg

  A.  1,6M và 0,8M

  B.  1,6M và 1,6M

  C.  3,2M và 1,6M

  D.  0,8M và 0,8M

Câu 9: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng (xảy ra hoàn toàn), còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Tính phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên (Chọn đáp án chính xác nhất trong các câu sau)

  A.  88,38%

  B.  75,00%

  C.  25,00%

  D.   11,62%

Câu 10: Cho hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Nồng độ NaOH còn lại sau phản ứng là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là

  A.   0,5M  B.   0,1M  C.   1,5M  D.   2,0M

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

C

D

D

A

B

C

Công Thức No Sooner Trong Tiếng Anh Đầy Đủ Nhất

No sooner là một chủ điểm được khá nhiều bạn quan tâm trong thời gian gần đây.

Công thức no sooner có nghĩa là “không bao lâu khi …thì…” hay “ngay…thì…”

No sooner + trợ động từ + S + V + than + S + V Vừa mới … thì …, /Ngay sau khi … thì

No sooner had he confessed his love than she agreed. Không lâu sau khi anh ấy thổ lộ tình yêu của mình thì cô ấy đã đồng ý.

Đa phần những trường hợp sử dụng công thức no sooner sẽ là trong thì quá khứ. Tuy nhiên thì với mỗi mệnh đề trong công thức này người nói sẽ sử dụng các thì khác nhau. Mệnh đề no sooner sẽ có dạng thì quá khứ hoàn thành và mệnh đề với than sẽ có dạng quá khứ đơn. Đây là công thức mặc định vè không thể thay đổi.

No sooner had I visited than she brought me some of the candies I liked. Không lâu sau khi tôi đến thăm thì cô ấy đã mang cho tôi vài chiếc kẹo tôi thích.

Mặc dù hầu hết công thức no sooner được dùng ở thì quá khứ nhưng vẫn có một số trường hợp chúng ta vẫn sử dụng công thức nào ở thì hiện tại.

Điểm đặc biệt của công thức no sooner khi dùng ở thì hiện tại đó là thêm “will” nếu không nắm kỹ các bạn rất dễ nhầm tưởng rằng đây là thì tương lai.

Công thức no sooner trong tiếng Anh ít khi được dùng trong giao tiếp. Đa phần thường hợp sử dụng công thức này sẽ là các văn bản mang tính học thuật. Tuy nhiên nếu các bạn muốn dùng cấu trúc này cho văn nói thì vẫn hoàn toàn có thể.

Sử dụng đảo ngữ no sooner để nhấn mạnh và cần thêm than trước mệnh đề thứ hai.

No sooner had she texted him than he called her. Ngay khi cô ấy gửi tin nhắn cho anh ấy thì anh đã gọi điện cho cô.

Nếu xét về nghĩa thì và no sooner có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Nhưng xét về cấu trúc thì chúng lại có một vài sự khác nhau. Thay vì dùng “than” ở mệnh đề thứ hai thì cấu trúc hardly sẽ dùng “when”.

Hardly had I made a statement when you all laughed. Tôi vừa mới phát biểu thì các bạn cười ồ lên.

Khác với công thức no sooner, hai mệnh đề của as soon as cùng ở một thì và được phân tách với nhau bằng dấu phẩy.

Một số dạng cấu trúc đảo ngữ khác trong tiếng Anh mà các bạn có thể bắt gặp trong các bài thi trên trường lớp.

Cấu trúc not chúng tôi also có nghĩa là không những…mà còn.

Not only + Trợ động từ/ Modal verb + S + V but also … Not only + động từ tobe + S… but also …

Cấu trúc not until nghĩa là đến khi, cho đến khi.

It is/ was not until + từ chỉ thời gian/ phrase/mệnh đề+ that + S + V

Đặt câu tiếng Anh với nghĩa tiếng Việt cho trước với công thức no sooner đảo ngữ.

It wasn’t until the summer of 2023 that I went to the beach. Mãi cho đến mùa hè năm 2023 tôi mới được đi biển.

Ngay sau khi tôi mua một cân táo thì cô ấy đã mua một cân cam.

Ngay sau khi anh ấy trả cuốn sách cho chúng tôi thì cô ấy đã mượn nó.

Ngay sau khi tôi tặng quà cho em gái mình thì con bé đã rất xúc động.

Ngay sau khi tôi rời khỏi nhà thì mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi.

Ngay sau khi anh ấy đỗ thạc sĩ anh ấy đã ra nước ngoài.

No sooner had I bought a pound of apples than she bought a pound of oranges.

No sooner had he returned this book to us than she borrowed it.

No sooner had I gave the present to my sister than she was very emotional.

No sooner had I left the house than my mother called me.

No sooner had he passed his master’s degree than he went abroad.

Kiến Thức Hóa Học Lớp 9

Phần 1: OXIT

Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Phân loại oxit: Có 4 loại: 

Oxit bazơ

Oxit axit

Oxit lưỡng tính

Oxit trung tính

Oxit axit: Thường là oxit của phi kim, phản ứng với nước tạo ra axit:

CO2 + H2O → axit cacbonic H2CO3

SO2   + H2O → axit sunfurơ H2SO3

P2O5  + H2O → axit photphoric H3PO4

Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, phản ứng với nước tạo ra bazơ:

K2O + H2O → bazơ kali hiđroxit KOH.

MgO + H2O → bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

ZnO + H2O → bazơ kẽm hiđroxit Zn(OH)2.

Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Al2O3

ZnO

Oxit trung tính:  Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

CO

NO

Cách gọi tên: Tên nguyên tố + oxit:

K2O: Kali oxit.

MgO: Magie oxit.

+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:

Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit

Tên oxit axit: Tên phi kim (+ tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (+ tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: anhidric của axit tương ứng:

SO2: anhidric sunfurơ – H2SO3: axit sunfurơ

Các bạn chú ý ký hiệu màu xanh (bazơ), màu đỏ (axit), xanh với đỏ sẽ phản ứng với nhau.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT BAZƠ

1

Tác dụng với nước tạo thành bazơ:

CaO(r) + H2O → Ca(OH)2 (dd) BaO(r) + H2O → Ba(OH)2 (dd)

2

Tác dụng với oxit axit tạo thành muối:

BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

3

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O (lỏng)

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT AXIT

1

Tác dụng với nước tạo thành axit:

P2O5(r) + 3H2O(lỏng) → 2H3PO4 (dung dịch)

2

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối:

BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

3

Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước:

CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3(r) + H2O (lỏng)

Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

    – Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    – Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì 

    – Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)

II. Bảng nguyên tử khối và cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

1.Bảng nguyên tử khối 

2. Ô nguyên tố

    Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

3. Chu kì

    Chu kì là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng  cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

    Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       * Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       * Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

    Ví dụ: 12Mg: 1s2/2s22p6/3s2.

    → Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

4. Nhóm nguyên tố

    – Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

    – Chỉ có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:

       + Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.

       Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

       + Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:

III. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

Các cấu hình electron trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.

   - Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử

   - Số thứ tự của chu kì = số lớp e

   - Số thứ tự của nhóm:

      + Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A

      + Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:

Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).

IV. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

Vị trí nguyên tố cho biết:

   - Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).

   - Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.

   - Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng 

   - Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)

   - Oxit và hidroxit sẽ có tính axit hay bazo.

    Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:

   - S ở nhóm VI, CK3, PK

   - Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.

   - CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.

   - SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.

V. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   - Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.

   - Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.

b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .

– Nguyên tố họ d : (n-1)dansbvới a = 1 → 10 ; b = 1 → 2

      + Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .

      + Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B

– Nguyên tố họ f : (n-2)fansbvới a = 1 → 14 ; b = 1 → 2

      + Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.

      + Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti

Khối nguyên tố (block)

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f

e cuối cùng điền vào phân lớp nào ( theo thứ tự mức năng lượng ) thì nguyên tố thuộc khối đó

Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở vị trí là ngón IA và VIIA đều ở chu kì 1. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He: còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hòa 

Giáo Án Hóa Học Lớp 10

– Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron

– Các mức năng lượng của lớp và phân lớp. Số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp. Cấu hình electron nguyên tử.

– Giải các dạng bài tập cơ bản trong SGK.

– Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, làm việc với công nghệ thông tin.

– Phát triển tư duy bậc cao.

3. Thái độ-Tư tưởng:

Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học.

– Phóng to hình 1.10 và bảng cấu hình electron của nguyên tử 20 nguyên tố đầu (SGK).

– Thờiết kế mô phỏng sự phân bố electron theo các lớp khác nhau trong nguyên tử của nguyên tố nào đó (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.

Soạn 17/09/2010 Giảng 20/2010 lớp 10A9,10 Giảng 22/09/2010 lớp 10A7 Giảng 239/2010 lớp 10A6,8 Tiết 11 Bài 6 LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron - Các mức năng lượng của lớp và phân lớp. Số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp. Cấu hình electron nguyên tử. 2. Kỹ năng: - Giải các dạng bài tập cơ bản trong SGK. - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, làm việc với công nghệ thông tin. - Phát triển tư duy bậc cao. 3. Thái độ-Tư tưởng: Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học. - Phóng to hình 1.10 và bảng cấu hình electron của nguyên tử 20 nguyên tố đầu (SGK). - Thờiết kế mô phỏng sự phân bố electron theo các lớp khác nhau trong nguyên tử của nguyên tố nào đó (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học. II. CHUẨN BỊ: *Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stk - Máy chiếu, giáo án. - HS tổng kết các kiến thức cấu tạo vỏ nguyên tử dưới dạng bảng như SGK - 29. - Giáo án điện tử với các tư liệu hỗ trợ. - Máy vi tính, máy chiếu đa năng *Học sinh: Tự ôn tập và làm 1 số BT của giáo viên ra, Soạn bài trước khi đến lớp III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học 2. Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 5' - GV: Chúng ta bài tập 3. - GV: 1 em lên bảng giải BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 3: Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. ---//--- D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. 5' - GV: Chúng ta bài tập 4. - GV: 1 em lên bảng giải BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 4: Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron của A là : [Ar]3d5. [Ar]4s2 3d3. [Ar]3d3 4s2. Tất cả đều sai. ---//---- C. [Ar]3d3 4s2. 5' - GV: Chúng ta bài tập 5. - GV: 1 em lên bảng giải BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 5: Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của nguyên tử cacbon (Z = 6) là : ­¯ ­¯ ­¯ A. ­¯ ­¯ ­ ­ B. ­ ­¯ ­ ­ ­ C. ­¯ ­ ­ ­ ­ D. ---//--- D. 5' GV: Chúng ta bài tập 6. - GV: 1 em lên bảng giảI BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 6: Trong nguyên tử 26Fe, các electron hoá trị là các electron ở : Phân lớp 4s và 4p. Phân lớp 3d và 4s. Phân lớp 3d. Phân lớp 4s. ---//--- Phân lớp 3d và 4s. 10' GV: Chúng ta bài tập 7. - GV: 1 em lên bảng giảI BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 7: Cho các hạt vi mô có thành phần như sau : 6p, 6n, 6e ; 8p, 8n, 10e ; 9p, 10n, 10e ; 10p, 10n, 10e ; 11p, 12n, 10e ; 13p, 14n, 13e ; 13p, 13n, 13e ; 13p, 14n, 10e. Có bao nhiêu hạt trung hoà về điện ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 ---//--- C. 4 10' - GV: Chúng ta bài tập 8. - GV: 1 em lên bảng giải BT này. - GV: nhận xét và cho điểm * Bài 8: Tổng các hạt cơ bản có trong nguyên tử X là 58. Trong đó hạt không mang điện ít hơn hạt mang điện là 18. a. Viết cấu hình electron và cho biết tính chất hoá học của nguyên tố X. b. Viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố X. ---//--- a. - Ta có: à - Vậy cấu hình electron của X là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s1 à lớp electron ngoài cùng có 1 electron, do vậy nguyên tố này có tính kim loại. b. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là: A = 19 + 20 = 39. à Ký hiệu nguyên tử của X là: X 3. Củng cố bài giảng: (3') * Bài tập: Nguyên tử có Z = 17, đó là nguyên tử của nguyên tố : kim loại. phi kim.* á kim. khí hiếm. 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1') Bài 6 đến Bài 9 (SGK - 30).

Lí Thuyết Chất Béo Hóa 12 Đầy Đủ Nhất

I. Chất béo hóa 12: Khái niệm về chất béo

– Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.

– CTCT chung của chất béo: 

Trong đó: R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.

Chất béo hóa 12

– Axit béo là axit đơn chức mạch C dài, không phân nhánh, có số cacbon chẵn (thường từ 12C đến 24C), có thể no hoặc không no.

Các axit béo thường gặp:

+ Axit béo no:

            C17H35 – COOH: axit stearic.     M = 284 g/mol

            C15H31 – COOH: axit panmitic.  M = 256 g/mol

+ Loại không no:

             C17H33 – COOH: axit oleic.    M = 282 g/mol

             (cis – CH3[CH2]7CH = CH[CH2]7COOH)

              C17H31 – COOH: axit linoleic. M = 280 g/mol

             (cis – CH3[CH2]4CH = CH – CH2 – CH = CH [CH2]7COOH).

– Một số ví dụ về chất béo:

             (C17H35COO)3C3H5       tristearin (tristearoylglixerol).

             (C15H31COO)3C3H5     tripanmitin (tripanmitoylglixerol).

             (C17H33COO)3C3H5     triolein (trioleoylglixerol).

             (C17H31COO)3C3H5      trilinolein (trilinoleoylglixerol).

– Khi cho glixerol + n (n ∈ N*) axit béo thì số loại triglixerit được là:

Chất béo hóa 12

– Trạng thái tự nhiên: Chất béo là thành phần chính trong dầu, mỡ động vật, ví dụ như: mỡ bò, gà, lợn,…dầu lạc, dầu vừng, dầu ô – liu, …

Chất béo hóa 12

II. Chất béo hóa 12: TÍNH CHẤT VẬT LÝ    

– Ở điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

+ Chất béo lỏng: trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no (gốc axit béo không no).

Một trong các gốc R1, R2 , R3 không no thì chất béo thuộc chất béo lỏng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

+ Chất béo rắn: trong phân tử có gốc hiđrocacbon no (gốc axit béo no).

Các gốc R1, R2 , R3 đều no thì chất béo đó thuộc chất béo rắn.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

– Chất béo không tan trong nước. Tan tốt trong dung môi hữu cơ như: nước xà phòng, benzen, hexan, clorofom…

– Chất béo nhẹ hơn nước. Vì chúng nổi trên bề mặt nước.

III. Chất béo hóa 12: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 

Chất béo là trieste nên chúng có tính chất của este như: phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

1. Phản ứng thủy phân:

a. Thủy phân trong môi trường axit:

– Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch.

– Xúc tác: H+, t0.

– Phương trình tổng quát:

Ví dụ: Thủy phân tristearin:

(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

          tristearin                                             axit stearic         glixerol

b. Thủy phân trong môi trường kiềm (Xà phòng hóa):

– Đặc điểm: phản ứng một chiều.

– Điều kiện: t0.

– Phương trình tổng quát:

Ví dụ: Thủy phân tristearin:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

              tristearin                                   natri stearat            glixerol

– Muối thu được sau phản ứng là thành phần chính của xà phòng nên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Lưu ý:  – Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.

             - Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch bazơ:

                    Triglixerit   + 3OH- Muối   + Glixerol.

     Vì vậy       

– Bảo toàn khối lượng: m triglixerit  +  m bazơ  =  m muối  +  m glixerol

* Chỉ số axit: là số mg KOH cần để trung hòa lượng axit dư có trong 1 gam chất béo.

Thường thì đề bài sẽ cho tác dụng với NaOH cần chú ý để quy đổi.

Khi chất béo có axit dư, NaOH vừa đủ thì:

Tính cho 1 gam chất béo:

           naxit béo = nOH- (phản ứng với axit béo) (mmol↔mili mol)

🢚Chỉ số axit =    

Chỉ số axit cho biết độ tươi của chất béo. Chỉ số này càng cao thì chất béo càng không tốt, đã bị phân hủy hay bị oxi hóa một phần.

* Chỉ số este: là số mg KOH cần để tác dụng hết lượng chất béo có trong 1 gam chất béo.

   Ta có:

Tính cho 1 gam chất béo:

           + ntriglixerit = nglixerol;  nKOH = nOH = 3ntriglixerit (mili mol↔m.mol)

           🢚Chỉ số este =

* Chỉ số xà phòng = chỉ số axit + chỉ số este.

Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần thiết để trung hòa các axit tự do và thủy phân hoàn toàn lượng este có trong một gam chất béo.

  Chỉ số xà phòng =

2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon:

a. Phản ứng cộng (Đối với chất béo lỏng):

– Cộng  H2: Biến chất béo lỏng thành chất béo rắn (không no thành no).

    Ví dụ:

Trong mỗi gốc C17H31COO có hai nối đôi, nên 3 gốc sẽ cộng với 6 phân tử hiđro tạo ra gốc axit no tương ứng.

Phản ứng này chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.

– Cộng Br2 dung dịch, I2,…: tương tự như phản ứng cộng của các hiđrocacbon không no đã học.

    Ví dụ:

b. Phản ứng oxi hóa:

– Oxi hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O:

   Ví dụ:

– Oxi hóa không hoàn toàn, các liên kết C=C trong chất béo lỏng bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo peoxit, chất này phân hủy tạo anđehit có mùi khó chịu (hôi, khét,..) làm cho dầu mỡ bị ôi, gây hại cho người ăn.

Hoặc với dầu, mỡ khi rán đã bị oix hóa một phần tạo anđehit, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, không sử dụng lại dầu, mỡ đã rán.

IV. Chất béo lớp 12: Ứng dụng

1. Vai trò của chất béo trong cơ thể:

– Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, cung cấp năng lượng và nguồn dinh dưỡng cho con người.

– Nhờ các phản ứng sinh hóa phức tạp, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2, H2O và năng lượng.

– Chất béo chưa sử dụng được tích lũy trong các mô mỡ.

– Chất béo là nguyên liệu để tổng hợp một số chất cần thiết khác cho cơ thể.

2. Ứng dụng trong công nghiệp:

– Phần lớn dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

– Chất béo còn dùng để sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,…

Chất béo hóa 12

Chất béo có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Vói những kiến thức về Chất béo hóa 12, các em cần nắm rõ tính chất của chúng để bảo vệ tốt cho sức khỏe và cả cho việc học tập trên lớp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!