Xu Hướng 3/2023 # Bộ Máy Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Của Bộ Máy Nhà Nước? # Top 8 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bộ Máy Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Của Bộ Máy Nhà Nước? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Bộ Máy Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Của Bộ Máy Nhà Nước? được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để giải quyết công việc của cả một Quốc gia nên Nhà nước cũng cần những cơ quan hỗ trợ giải quyết. Hệ thống những cơ quan đó được gọi chung là bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo những nội dung đã được quy định trong pháp luật.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Có nhiều cách để phân loại bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay. Nhung nói chung thì bộ máy nhà nước sẽ bao gồm các cơ quan như:

– Hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thì gồm có: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.

Trong đó Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.

– Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: HĐND, UBND, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Đặc điểm của bộ máy nhà nước?

Thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung nhất định, bộ máy nhà nước thực chất chỉ là các cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo các quyền lợi cho nhân dân

Người dân thực hiện các quyền làm chủ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp tiến hành như trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, người dẫn sẽ được đi bỏ phiếu lựa chọn cho đại biểu mà mình tín nhiệm.

Thứ hai: Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước trao các quyền năng cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân chia cho các chủ thể nhất định, không tập trung quyền lực vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhân.

Tính quyền lực được thể hiện ở mỗi cơ quan với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc một cách độc lập, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giám sát cơ quan khác. Hay chính là dùng quyền lực để giám sát quyền lực.

Thứ ba: Hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đem lại lợi ích chung cho nhân dân, “thay mặt” nhân dân giải quyết công việc, hết lòng vì nhân dân.

Thứ tư: Các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ năm: Trong quá trình làm việc của mình thì các cơ quan nhà nước được quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn hay giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Do vậy mà những văn bản pháp luật đó mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đối với các văn bản pháp luật đó.

Chức năng của bộ máy nhà nước?

Về bản chất, bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết các công việc. Do đó mà chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên chức năng của Nhà nước.

Theo đó có hai chức năng chính là: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền mà cơ quan đó quản lý và được quy định cụ thể trong luật.

Nhưng chủ yếu các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như:

+ Đảm bảo trật tự an toàn xã hội

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân

+ Bảo vệ chế độ XHCN, an ninh quốc gia

+ Triển khai kế hoạch và đảm bảo phát triển kinh tế đất nước

+ Phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục….

– Về đối ngoại:

Chức năng quan trọng ở đây là tạo dựng và bảo vệ mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

Củng cố, tăng cười hợp tác quốc tế để mở rộng mối quan hệ ngoại giao, đồng thời kêu gọi được các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ nước ngoài….

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Đặc Điểm Cơ Bản Nhà Nước Và Bộ Máy Nước Chxhcn Việt Nam

I. Đặc điểm cơ bản nhà nước CHXHCN Việt Nam :

Bản chất của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Theo Điều 2 Hiến pháp 2013, bản chất của nhà nước Việt Nam:

“nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Nhà nước Việt Nam mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Bản chất của nhà nước là do cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội quyết định.

Cơ sở kinh tế: Là 

quan hệ sản xuất

 XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động xã hội và sự hợp tác, giúp đỡ thân thiện giữa những người lao động.

Cơ sở xã hội: Là toàn 

thể nhân

 dân lao động mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức.

Hình thức nhà nước Việt Nam :

Hình thức chính thể: Cộng hòa dân chủ – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.

Hình thức cấu trúc nhà nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có 

hiệu lực

 trên phạm vi toàn quốc., được Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 1: “Nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Đặc điểm cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ nhất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 

nhà nước pháp quyền

 xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Thứ ba, ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của 2 bên.

Thứ tư, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.

Thứ năm, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ sáu, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Là nhà nước một Đảng lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản.

Thứ bảy, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới

II. Bộ máy nhà nước :

Khái niệm:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức là hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:

Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

+   Cơ quan quyền lực nhà nước

+   Cơ quan hành chính nhà nước

+   Cơ quan tư pháp

Căn cứ vào trình tự thành lập:

+   Cơ quan nhà nước dân cử (do dân bầu ra)

+  Cơ quan không do dân bầu ra

Căn cứ vào tính chất thẩm quyền

+   Cơ quan có thẩm quyền chung

+   Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:

+   Cơ quan nhà nước ở trung ương

+   Cơ quan nhà nước ở địa phương

* Các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ :

Đặc điểm: Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, cụ thể:

Phương Đông: Phổ biến là hình thức quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. bộ máy nhà nước còn sơ khai đơn giản, mang nặng tính chất dân sự và chịu ảnh hưởng sâu sắc của 

tôn giáo

.

Phương Tây: Hình thức nhà nước đa dạng hơn so với phương Đông, sự chuyên môn hoá trong hoạt động của nhà nước ngày càng cao. Cơ quan 

xét xử

 tách rời khỏi cơ quan hành chính.

Bộ máy nhà nước phong kiến :

Đặc điểm: Mang nặng tính chất quân sự gắn liền với chế độ đẳng cấp phong kiến. Cơ quan cưỡng chế (như quân đội, nhà tù…) là những bộ phận chủ đạo.

Cấu trúc nhà nước bao gồm:

+  Quốc vương : Giữ địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước, có quyền lực không hạn chế.

+  Bộ máy giúp việc cở trung ương. Hệ thống cơ quan, quan lại ở địa phương.

bộ máy nhà nước tư sản:

Đặc điểm: Tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Giữa 3 nguyên tắc 

lập pháp

, hành pháp và tư pháp có sự kiềm chế và 

kiểm soát

 lẫn nhau. Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân.

Cơ cấu gồm:

+  Nguyên thủ quốc gia (tổng thống) : Kiến lập theo phương thức bầu cử bởi nghị viện (Nhà nước cộng hoà đại nghị), bởi đại cử tri (Nhà nước cộng hoà tổng thống), bởi của tri (Nhà nước cộng hoà hỗn hợp).

+  Nghị viện : Là cơ quan đại diện có quyền lực cao nhất, có thể bạn hành hiến pháp, luật. Có thể có 1 hoặc 2 viện.

+  Chính phủ : Có thể do nghị viện bầu và chịu trách nhiệm trước nghị viện (trong nhà nước công hoà đại nghị và cộng hoà hỗn hợp), hoặc do tổng thống thành lập và chịu trách nhiệm trước tổng thống (Nhà nước cộng hoà tổng thống)

+   Hệ thống toà án

Bộ máy nhà nước XHCN:

Đặc điểm : Bộ máy nhà nước được tổ chức dựa trên cơ sở kinh tế chính trị và từ bản chất của nhà nước.

Cơ cấu gồm:

+   Các cơ quan quyền lực nhà nước

+   Chủ tịch nước

+   Các cơ quan quản lý nhà nước

+   Các cơ quan xét xử

+   Các cơ quan kiểm sát

III. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam :

Khái niệm:

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo trình tự, 

thủ tục

 nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.

Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:

Các cơ quan quyền lực nhà nước:

+  Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất, có quyền lực cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước.

+   Hội đồng nhân dân (HĐND): Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do địa phương trực tiếp bầu ra.

Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong các công việc đối nội, đối ngoại, là đại biểu Quốc hội.

Các cơ quan quản lý nhà nước:

+  Chính phủ : Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

+  Uỷ ban nhân dân : Do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HDND cùng cấp và các cơ quan nhà nước trên.

Các cơ quan xét xử: Gồm 

Toà án nhân dân

, Toà án quâ sự và các Toà án khác được thành lập theo luật định.

Các cơ quan kiểm sát: Gồm các Viện kiểm 

sát nhân

 dân và các 

Viện kiểm sát

 quân sự.

Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).

Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).

Cơ quan tư pháp bao gồm: Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…) và các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương).

2. Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước Việt Nam

Nhìn tổng quát, bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86); nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và luật.

Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân địa phương.

Tòa án quân sự.

Các tòa án do luật định.

Nhiệm vụ là xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… để bảo vệ trật tự pháp luật. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

Viện kiển sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

Viện kiểm sát quân sự.

Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114).

Đặc Điểm Bộ Máy Tiêu Hóa Của Lợn

Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80-85% tùy từng loại thức ăn.

1. Quá trình tiêu hoá

–    Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hoá tinh bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3.

–    Dạ dày: Dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước với enzym pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hoá protein và sản phẩm là polypeptit và ít axit amin.

–    Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 – 20 mét. Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy – thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp cho việc tiều hoá protein, men lipase giúp cho tiêu hoá mỡ và men diastase giúp tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase, saccharose và lactase để tiêu hoá carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.

–    Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K , B. . .

2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở lợn

Tiêu hoá thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường tiêu hoá như protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hoá có thể diễn ra theo các quá trình: (1) Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đường tiêu hoá để nghiền nhỏ thức ăn; (2) Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các men tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hoá ; (3) Quá trình vi sinh vật: Là quá trình tiêu hoá nhờ bacteria và protozoa.

3. Khả năng tiêu hoá

Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn. Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Máy Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Của Bộ Máy Nhà Nước? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!