Xu Hướng 3/2023 # Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Rau Màu Cho Năng Suất Cao # Top 12 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Rau Màu Cho Năng Suất Cao # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Rau Màu Cho Năng Suất Cao được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây rau màu là loại cây thực phẩm khá phổ biến, không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của các hộ gia đình. Đây cũng là loại cây rau màu mang lại kinh tế đối với các bà con nông dân hiện nay.

1. Chọn đất trồng rau màu

– Mỗi loại rau màu thích hợp với từng loại đất khác nhau, do đó cần lưu ý đến việc khâu làm đất để tránh tình trạng mất mùa và cây không đạt năng suất cao, chất lượng rau không như mong đợi.

– Đa phàn các loại rau màu được trồng phổ biến hiện nay thích hợp với các loại đất như: đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha.

– Khi chọn đất bạn cần chọn đất có độ mùn cao, độ pH từ 5,5-7 là phù hợp nhất. Chọn vị trí trồng thích hợp nhất là gần mương, gần nguồn nước, vận chuyển thuận tiện.

2. Kỹ thuật canh tác: cày, bừa, phơi đất

– Để cho cây rau màu được sinh trưởng khỏe mạnh ít sâu bệnh hại thì bạn cần phải làm kỹ đất trước khi trồng rau màu. Rau màu ưa đất trồng nhỏ nên bạn cần cày, bừa làm đất nhỏ, tơi xốp, và phơi đất trước 20 ngày trước khi trồng rau màu. Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng cây rau màu chính vì vậy bạn cần phải làm thật kỹ càng.

– Khi cày bừa, đất sẽ được tơi xốp, thoáng khí, duy trì được sự hô hấp cho rễ cây và vi sinh vật sống trong đất. Bạn nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai bón trong lúc cày, bừa để phân trộn đều vào đất.

3. Làm luống cho cây rau màu

– Việc làm luống cần phải đúng quy trình kỹ thuật để tránh tình trạng cây rau màu bị ngập úng, gây thối rễ làm cây bị chết vào mùa mưa hoặc thoát nước nhanh hạn cây rau vào mùa khô.

– Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên luống tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng luống. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.

Kỹ thuật lên luống cho cây rau màu

4. Tạo màng phủ nông nghiệp cho luống rau màu

– Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt” hay “thảm”, là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.

– Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

– Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.

– Chuẩn bị trước khi trồng:

+ Lên luống: Lên luống cao 20 – 40 cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng.

+ Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát…

+ Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt luống trồng khi đậy màng phủ.

+ Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.

+ Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.

5. Xử lý hạt giống rau màu cho năng suất

Hạt giống rau màu quyết định đến năng suất và chất lượng của rau này thu hoạch. Tùy thuộc vào từng loại giống mà có các cách xử lý hạt giống khác nhau. Nhưng đa phần hạt giống rau được reo thẳng vào luống.

6. Cách gieo hạt giống rau

– Tùy vào từng loại giống rau mà có các cách gieo hạt giống khác nhau. Thường hạt giống rau được gieo theo 2 cách để cho năng suất:

– Gieo thẳng lên luống: Cách gieo này sẽ giúp rễ mọc sâu, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh không bị mất sức khi gieo trồng lại. Tuy nhiên lại khó chăm sóc, khi gặp trời mưa to thì cây non dễ bị rập nát, hư hỏng nhiều.

– Gieo trong bầu: Gieo trong bầu thì cây rau màu phát triển đồng đều hơn, ít hao cây hơn. Tuy nhiên việc gieo hạt trong bầu này lại tốn công hơn và rễ cây không được ăn sâu.

Gieo hạt giống trực tiếp lên luống

7. Chăm sóc rau màu đúng kỹ thuật

– Rau màu cần nhiều về độ ẩm và nước, do đó bạn cần phải luôn thường xuyên kiểm tra bằng những dụng cụ nông nghiệp.

– Bạn hãy thường xuyên vun đất, đắp chân để cây được cứng cáp, không bị ảnh hưởng của mưa gió.

– Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp nhổ cỏ dại để tránh tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng, gây mất năng xuất.

– Nếu bạn có sử dụng màng phủ nông nghiệp sẽ hạn chế tình trạng này, đỡ mất chi phí nhân công và phân bón.

7.1. Kỹ thuật tưới nước

Nếu sử dụng biện pháp tưới nước thông thường thì vừa tốn nước và tốn công nhân lực. Do đó bạn có thể sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt, phun mưa. Cách này giúp bạn đỡ tốn công và nước hơn, lượng nước tưới đối với cây rau sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên việc làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt chi phí sẽ cao.

Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt

7.2. Kỹ thuật bón phân rau màu

– Rau màu là một loại cây ăn lá ngắn ngày, do đó cần rất nhiều chất dinh dưỡng để rau hình thành bộ lá.

– Bạn cần phải lót lót phân hữu cơ nhiều để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng đất bị bạc màu do khai thác cạn kiệt.

– Bạn có thể bón phân bằng cách vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. Hoặc bón phân vào rãnh ở một hay cả 2 bên hàng cây.

8. Thu hoạch rau đúng cách

Rau màu sau khi thu hoạch cần được đưa vào phòng lạnh, hoặc thùng xốp giữ lạnh để rau tươi lâu hơn. Bạn lưu ý, tránh tình trạng thu hoạch rau sau khi tưới nước có thể gây úng và hư rau.

Nguồn: Admin tổng hợp – LP

Kỹ Thuật Trồng Hoa Lay Ơn

Được đăng: 20-02-2019 –

38191

Hoa lay ơn (Gladiolus communins Lin) có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và vùng Địa Trung Hải. Hoa có đặc điểm như: kiểu dáng đẹp, màu sắc đa dạng, lâu tàn, cành gọn nhẹ dễ vận chuyển và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Lay ơn được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, tập trung ở một số tỉnh, thành như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc giang, Sơn La, Phú Yên, Đà Lạt…. Hiện nay, lay ơn là một trong những loại hoa cắt phổ biến ở nước ta với diện tích cũng nhưsản lượng chỉ đứng sau hoa hồng và hoa cúc.

I. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

* Nhiệt độ: Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 15-27oC. Nhiệt độ cao, cây sinh trưởng kém chất lượng hoa thấp, tỷ lệ sâu bệnh hại cao.

* Ánh sáng: Lay ơn là cây ưa sáng, ánh sáng yếu cây dễ bị vóng, hoa nhỏ, tỷ lệ hoa mù cao. Cường độ ánh sáng thích hợp 20.000-25.000 lux.

* Đất: Đất thích hợp cho lay ơn là loại đất thịt nhẹ, độ pH từ 6-7. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng đặc biệt là hàm lượng chì cao.     

* Nước: Lay ơn là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Thiếu nước ảnh hưởng đến phân hóa hoa, ngược lại nếu bị úng bộ rễ cây sẽ bị tổn hại, củ thối, cây vàng úa và chết. Độ ẩm đất thích hợp đối với cây lay ơn khoảng 70-75%. Nồng độ Clo trong nước tưới <600mg/l.

* Không khí: Lay ơn khá mẫn cảm với không khí, đặc biệt là khí Flo. Ở những nơi nồng độ Flo cao, cây lay ơn bị khô đầu lá. Do vậy, khi chọn địa điểm trồng cần tránh những nơi gần khu công nghiệp, lò gạch.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Giống hoa lay ơn

Hiện nay ngoài sản xuất đang trồng phổ biến một số giống hoa lay ơn có nguồn gốc Việt Nam như Song sắc, Đỏ tai vuông, Vàng lưỡi hổ và một số giống có nguồn gốc nhập nội từ Hà Lan như: Đỏ 09, Chinon, Đỏ cẩm, Internet, Amsterdam… Trong đó giống lay ơn Đỏ 09 là giống được tuyển chọn bởi Viện Nghiên cứu Rau quả đang rất được người trồng và người tiêu dùng ưa chuộng.

  Các giống trên có thời gian sinh trưởng từ 85-95 ngày, cao cây từ 125-150cm, số lượng hoa/cây đạt 12-16 hoa.

2. Thời vụ trồng

– Vùng đồng bằng (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng): Trồng vụ thu đông (T8-T10) và vụ Đông xuân (T11-T1).

– Vùng núi cao (Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, Mộc Châu): Có thể trồng thu hoa quanh năm.

3. Kỹ thuật trồng

* Làm đất: Đất làm kỹ, sạch cỏ, lên luống (rộng 1,0-1,2 m, cao 30 cm, mặt 70-80 cm, rãnh 30-40cm). Nên trồng trên chân đất đã được luân canh vụ trước với cây lúa.

* Bón lót: Lượng bón cho 1000m2 gồm: 2,5-3 tấn phân chuồng + 80-100kg vôi bột + 10 kg Supe lân. Đánh rạch ngang luống, sâu 12-15 cm, khoảng cách rạch 25-30 cm, trộn đều các loại phân bón lót xuống rạch và lấp đất.     

* Chọn củ giống: Chọn củ giống có chu vi 10-12 cm đã được xử lý nảy mầm (mầm và rễ nhú đều), sạch bệnh, không sứt vẹo.

* Xử lý củ trước trồng: Sử dụng dung dịch Mancozed 2%, Daconil 75WP, nồng độ10g/10 lít nước, ngâm trong 5-10 phút, vớt ra hong ráo trước khi trồng.

* Mật độ trồng: Hàng cách hàng: 25-30 cm, cây cách cây 10-12 cm, tương ứng mật độ từ 20.000 -21.000 củ/1000m2.

* Kỹ thuật trồng: Rạch hàng, đặt củ, lấp đất dày 5-7 cm.

4. Chăm sóc sau trồng

* Bón thúc phân:  Chia làm 4 đợt:

Đợt bón

Ngày sau trồng

Giai đoạn

Lượng phân bón (kg)/1000m2

NPK

Ure

Kali đỏ

Đợt 1

10 – 15

Cây có 2 lá

10

2

Đợt 2

30 – 35

Cây có 4 lá

25

3

Đợt 3

50 – 55

Cây có 6 lá

25

3

4,5

Đợt 4

70 – 75

Cây trổ đòng

15

4,5

Tổng cộng

75

8

9

– Mỗi lần bón phân kết hợp xới xáo, làm cỏ, tưới nước.

– Giai đoạn cây có 2-6 lá, cần phun bổ sung một số chất kích thích sinh trưởng như: Atonik 1.8SL (nồng độ 15ml/16 lít nước), phân bón lá Seaweed-Rong biển 95% (nồng độ 10g/16 lít nước), Đầu trâu 501 (10g/10 lít nước).

* Tưới nước: Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất thích hợp nhất 70-75%. Tránh để cây bị ngập úng. Thường sử dụng phương pháp tưới rãnh sau khi trồng và bón phân.

* Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm

- Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, tiến hành loại bỏ các chồi phụ chỉ để lại 1 chồi chính cây để phát triển khỏe mạnh. Chú ý tránh làm lay gốc cây.

– Khi cây được 2-3 lá, tiến hành lên luống lần 1, vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc. Khi cây cao 40-50cm, tiến hành vun gốc đợt 2, vun cao để chống đổ cho cây và tạo điều kiện cho cây sinh củ con.

– Cắm cọc làm giàn: Tiến hành sau khi vun cây đợt 2 giúp cho cây không đổ và cành hoa không bị cong. Cắm cọc theo mép luống, cọc cắm cách nhau từ 1,5 – 2m, dùng dây căng và buộc hai bên luống hoặc dùng lưới đan sẵn có kích thước ô 10x10cm căng trên mặt luống.

III. Phòng trừ sâu bệnh chính

1. Sâu hại:

- Lay ơn thường bị một số loại sâu hại chính như: Sâu xám, sâu khoang ăn lá và bọ trĩ.

– Cách phòng trừ:

+ Sâu xám: Bắt thủ công bằng tay vào thời điểm 6-7 giờ tối. Dùng Basudin 10G nồng độ 2-3kg/1000m2 để xử lý đất trước khi trồng. Khi mật độ sâu cao cần phun trừ sâu bằng thuốc FM-tox 50 EC (nồng độ 15ml/16 lít nước), Trebon 10ND (nồng độ 10ml/16 lít nước), phun vào buổi chiều từ 16-17h hiệu quả phòng trừ sẽ cao.

Cây Lay ơn bị Bọ Trĩ gây hại

+ Sâu khoang ăn lá: Sử dụng thuốc FM-tox 50EC (nồng độ 15ml/16 lít nước), Fastox 50EC (nồng độ 15-20ml/16 lít nước).

+ Bọ trĩ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Marshal 200SC (nồng độ 30 ml/16 lít nước), Regent 800WG (nồng độ 1,6g/16 lít nước), Pegasus 500SC (nồng độ 15ml/16 lít nước), Suprathion 40EC 10-15ml/ 16lít nước.

2. Bệnh hại:

- Lay ơn thường bị một số loại bệnh hại chính như: Bệnh trắng lá, bệnh héo vàng và đốm nâu. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại nấm bệnh gây ra.

– Cách phòng trừ:

 + Bệnh trắng lá: Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Topsin-M70NP (nồng độ 20g/16 lít nước), Score 250EC (nồng độ 10ml/16 lít nước), Validacin 500 (nồng độ 40-50ml/16 lít nước), Anvil 5SC (nồng độ 15ml/16 lít nước),Antracol 75WP (50 -100g/16 lít nước).

+ Bệnh héo vàng: Xử lý đất trước khi trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma. Sử dụng Anvil 5SC (nồng độ 15ml/16 lít nước), Benlat C (nồng độ 40-50ml/16 lít nước), Aliette 800WG (nồng độ 40g/16 lít nước).

+ Bệnh đốm nâu: Sử dụng Zineb 80BTN (40-45g/16 lít nước), Score 250 EC (10ml/16 lít nước).

Nguồn: chúng tôi

Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn, các nước như Mã Lai và Thái Lan tập trung nghiên cứu và phát triển cây sầu riêng từ nhiều năm trước đây. Nhờ có phương hướng phát triển rõ ràng, Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng đi nhiều nước và có rất nhiều tiến bộ về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng.

Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

1. Đặc điểm cây trồng

Cây sầu riêng mọc rất cao nếu trồng bằng hột, nhưng nếu tháp thì cây mọc thấp hơn, cao không quá 10 m. Hoa mọc từng chùm ở cành chính và ra trái lớn, dài hơn 20 cm và nặng từ 1 đến 4 kg. Trái màu vàng xanh lợt, vỏ đầy gai nhọn và ngắn. Khi trái chín thì vỉ nứt ra năm ngăn, mỗi ngăn hai ba múi có hột lớn hoặc lép, cơm dày ăn béo như mỡ, nhiều xơ dính vào hột. Mùi vị sầu riêng rất khó chịu đối với dân Âu Mỹ, nhưng được dân chúng Đông Nam Á quen ăn ưa chuộng. Một số vườn tiêu ở Campuchia trước đây trồng sầu riêng với khoảng cách rất xa để sau đó biến thành vườn sầu riêng thay cho vườn tiêu.  

          Sầu riêng ở Việt Nam trước đây trồng nhiều ở Lái Thiêu, nhưng sau chiến tranh đã được phát triển mạnh trên đất đỏ tương đối mưa nhiều từ Di Linh, Bảo Lộc và các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre nhờ thủy cấp gần. Các vùng đất đỏ ở Sông Bé, Đồng Nai cũng thích hợp với sầu riêng, nếu mùa nắng không kéo dài quá ba tháng (mưa ít hơn 60 mm một tháng được kể là tháng nắng). Nếu trồng ở miệt Nha Trang hay Tây Ninh thì nên tưới nước mùa nắng cho sầu riêng mọc tốt. Nhiều giống sầu riêng, nhất là các giống ở vùng biên giới Thái Lan và Malysia, cho trái hột lép, cơm dày, nên du nhập trồng thử ở Việt Nam. Sầu riêng giống khổ qua xanh của Việt Nam, trái nhỏ nhưng sai trái hiện được dân chúng rất thích. Ở Chợ Lách (Bến Tre) hay ở Tiềng Giang có giống sầu riêng hột lép được nhà vườn ưa chuộng.

Sầu riêng thường trồng bằng hột, nhưng tháp giâm cành đều dễ dàng. Điểm đáng lưu ý là hột sầu riêng cũng như hột mít mất sức nảy mầm mau lẹ. Vườn sầu riêng trồng nhiều giống khác nhau để thụ phấn chéo thì sẽ cho nhiều trái hơn. Khoảng cách là 12 m hay 10 m và tỉa dần sau nhiều năm sản xuất, chỉ để lại 50 cây một hecta. Trái để chín trên cây chừng non 4 tháng sau khi nở hoa và thu lượm trái rụng. Dạo vườn ban đêm coi chừng lủng đầu vì trái hay rụng về đêm. Một vườn sầu riêng tốt sản xuất từ 10-18 tấn trái một hecta.

Sầu riêng có thể bị bệnh nứt nẻ thân (canker) từng mảng do nấm Phytophthora sp. gây ra. Một loài bướm Daphnusa có thể ăn trụi lá và có khi còn gặp cả sâu đục thân, đục trái nữa.

Hình ảnh cây sầu riêng

2. Đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh học

Cây gỗ lớn 15-20m. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng. Chùm hoa to mọc ở thân, nụ hoa tròn. Cánh hoa màu trắng, nhiều nhị, thụ phấn nhờ giơi. Quả nang mở vách to, có gai nhọn. Hạt to, vàng, quanh hạt có áo hạt mềm, màu ngà, có mùi đặc biệt, ăn ngon, vị ngọt bùi.

Cây nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9. Gốc ở quần đảo Malaixia, được trồng để lấy quả.

3. Đặc tính thực vật

Trong tự nhiên cây sầu riêng có thể đạt độ cao 27-40 m; thân mọc thẳng, vỏ thô ráp với đường kính lên đến 1,2m. Trong sản xuất, chiều cao cây thấp hơn (10-12 m). Tán to phía dưới và nhỏ dần lên phần ngọn. Nhánh mọc hơi ngang nhất là lúc mang quả nặng. Ngọn non có màu đồng với các vảy nhỏ bao phủ khi còn non. Lá thường xanh rụng lá thay phiên.

Lá có phần phía cuống hơi nhọn đến gần tròn nhưng nhọn phía chót lá. Lá đơn hơi rũ; mặt trên màu xanh đậm, phẳng và bóng láng; mặt dưới màu nâu nhạt óng ánh làm cho cây có một dáng vẻ hấp dẫn, rực rỡ và sinh động.

Hoa có mùi hương rất mạnh; cuống hoa đính thành từng chùm treo trên cành. Cần một giai đoạn từ 3-4 tuần thời tiết khô để kích thích ra hoa. Mất khoảng 1 tháng cho hoa phát triển từ mới nhú đến nở hoa. Khi trưởng thành nứt ra để lộ 5 đài hoa liên kết với nhau và 5 cánh hoa mà có màu trùng hợp với thịt quả. Hoa thuộc loại lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái trong cùng một hoa. Tự thụ phấn hiếm khi xảy ra bởi khi hoa nở (thường từ 15 giờ đến nửa đêm) nhụy cái và nhị đực không nở cùng một lúc. Thông thường phải được thụ phấn chéo để đậu quả. Tuy nhiên có một vài giống có khả năng tự tương hợp cao.

Mặc dù hoa hấp dẫn nhiều côn trùng; như ong, bướm, muỗi và kiến; cấu trúc hoa sầu riêng là đặc trưng cho kiểu thụ phấn nhờ dơi. Bướm đêm và dơi nhỏ (chủ yếu Eoncyteris spelea) được xem là những động vật thụ phấn quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Ong mật cũng đến hoa nhưng thường quá sớm (trước khi hạt phấn sẳn sàng).

Quả có áo hạt là phần ăn được (thịt quả), bắt đầu hình thành từ 4 tuần sau khi hoa thụ phấn. Lúc bắt đầu như một lớp mỏng màu trắng sau đó mở rộng bao phủ toàn bộ hạt. Thịt quả thay đổi rất lớn giữa các giống. Chất lượng thịt quả thường tăng theo tuổi cây nhưng có thể quả sẽ nhỏ hơn.

 4. Thông tin thị trường

Sầu riêng đã được trữ lạnh bán trái tươi hay múi tươi đựng trong hộp nhựa dẻo trong các siêu thị thực phẩm Á Đông ở Âu Mỹ với giá cao cho dân sành điệu. Ăn quen thì kem sầu riêng khá ngon.

Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất thế giới, nhờ hầu hết các vườn chuyên canh đều trồng các giống lai 3n như: Mon-tong, Chanee, Kradom, Khan Yoa… Các giống này đã lai tạo theo định hướng của nhu cầu xuất khẩu như hạt lép (100%), cơm ráo (có thể tách lấy múi (cơm), trái bảo quản và vận chuyển lâu hư, hương thơm trung bình (khách nước ngoài không thích mùi hương quá mạnh của sầu riêng), màu vàng sáng hấp dẫn. Hiện nay, nhiều đơn vị, cá nhân đã nhập giống sầu riêng Thái Lan về trồng, chọn giống Mon-tong ngon nhất.

Khuynh hướng thâm canh ở Thái Lan là chỉ trồng cây tháp để đảm bảo chất lượng như cây mẹ, mau ăn (sau 3 năm trồng có trái bán), mật độ dầy (khoảng cách 6-7 m, thay vì 10-12 m) để đạt năng suất cao ngay những năm đầu cho trái, sau 15-20 năm lại thay giống mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn. Cây sầu riêng ở Thái Lan không chỉ trồng ở vùng đất thịt, đất đỏ basalt mà còn phát triển mạnh ở vùng đất cát xám có đầu tư hệ thống tưới và chăm sóc thâm canh cao. Tỷ lệ phân bón NPK cho sầu riêng thời kỳ cây còn nhỏ là 2-3-1, còn cây đã vào giai đoạn khai thác (cho trái) vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể theo tỷ lệ 2-1-1, ở miền Đông, miền Trung cần tăng kali hơn: 2-1-2 hay 2-1-3, dạng kali sulfat tốt hơn dạng clorur vì phân clorur làm giảm phẩm chất trái, trái sượng. Nếu đất thiếu mùn, cần bón lượng phân hữu cơn cao (30-50 kg/gốc/năm).

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

5.1 Thiết kế vườn trồng 

– Thiết kế vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu như thoát nước tốt trong mùa mưa, đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh gây hại và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.

5.2 Kỹ thuật trồng

– Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (tháng 5 – tháng 8).

– Tùy thuộc vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cây cho phù hợp. Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/hécta, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/hécta khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.

– Đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 – 2 tháng. Hố đào sâu khoảng 0,7m và dài, rộng 1mx1m. Sau đó, mỗi hốc sử dụng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 – 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên. Lúc trồng cây, đào hố vừa bằng bầu cây giống, nếu thấy cây có rễ già nhiều dùng kéo sắc tỉa bỏ bớt rễ già rồi đặt cây vào hố trồng, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Trồng cây xong, cắm 3 cọc hình tam giác chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây khỏi bị nghiêng ngả khi có mưa, gió lớn. Dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm, che mát cho cây trong thời kỳ đầu và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nếu có nắng hạn kéo dài nên dùng vòi hoa sen tưới nước bổ sung cho cây.

5.3 Cách bón phân

– Qua đúc kết kinh nghiệm thực tế của nhiều nhà vườn thì dùng phân hữu cơ nhiều, hạn chế phân hóa học thì chất lượng cơm của trái sầu riêng tốt hơn và tỷ lệ trái sượng rất ít.

– Mỗi năm bón 20 – 30kg phân hữu cơ/cây để cây phát triển tốt còn phân hóa học bón theo từng giai đoạn phát triển. Song, trong 2 năm đầu phân hóa học pha vào nước tưới cho cây sẽ hiệu quả hơn. Những năm sau bón chung quanh tán cây và rải đều dưới tán, dùng cào trộn với đất mặt nếu không mưa tưới nhẹ. Chú ý, không bón phân Kali cho cây vì dùng loại phân này trái sẽ bị sượng.

+ Năm thứ 1: Bón 5 lần, mỗi lần 0,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 2: Bón 4 lần, mỗi lần 1kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 3: Bón 3 lần, mỗi lần 1,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 4: Bón 3 lần, mỗi lần 3,5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

+ Năm thứ 5: Bón 4 lần, mỗi lần 5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

+ Năm thứ 6: Bón 4 lần, mỗi lần 6kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

– Sau sáu năm cây sẽ đến thời kỳ kinh doanh cho trái ổn định. Lúc này các nhà vườn dùng nhiều loại phân bón để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Cụ thể, sau thu hoạch bón 2-4kg phân 20-20-15 và 10-20kg phân chuồng hoai mục/cây. Trước khi cây trổ bông 1-2 tháng bón 1-2kg 10-52-17/cây, khi quả bằng trái cam bổ sung thêm 2-4kg phân 20-20-15 và 9 tuần sau khi đậu trái bón 2-4kg 20-20-15/cây.

– Nếu có điều kiện, các nhà vườn nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân hóa học qua đường ống cho cây sầu riêng. Hệ thống này giúp nông dân giảm được 85% công tưới, bón phân, đồng thời hạn chế thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân của cây. Như vậy, cây sẽ rút ngắn được thời gian cho trái, năng suất, chất lượng tăng cao và tuổi thọ được kéo dài.

5.4 Tỉa cành, tạo tán

– Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc. Cành đầu tiên để cách mặt đất 30cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8-10cm, cùng một vị trí không để 2 cành vì cây sẽ bị chẻ khi mang nhiều quả. Tỉa bỏ hết cành vọt, cành gầy yếu để cây phát triển tốt.

Sầu riêng của Đồng Nai tại Festival Trái cây Việt Nam được nhiều du khách đánh giá cao.

– Thời kỳ cây mang trái tỉa cành gầy yếu, khô, bệnh khoảng 3 lần/năm. Lần 1 sau thu hoạch, lần 2 vào tháng 8-9 và lần 3 vào thời điểm cây cho trái bằng quả quýt.

– Cây sầu riêng ra hoa 2-3 đợt/năm, nhưng chỉ chọn một đợt chính còn lại loại bỏ hết để cây có sức nuôi trái. Khi hoa nở 20-30 ngày tỉa bỏ một nửa số hoa, hoa nở 35-42 ngày tỉa tiếp, chỉ để 200- 300 trái/cây và sau khi hoa nở 50- 56 ngày, chỉ để số trái phù hợp với sức của cây từ 60-150 trái/cây.

5.5 Thu hoạch

Thời gian thu hoạch tùy theo đặc tính của từng giống, song giống địa phương Chín Hóa, khổ qua, sầu riêng hạt lép Long Thành, TX. Long Khánh từ khi xả nhị đến lúc thu hoạch khoảng 105-110 ngày. Các giống nhập như sầu riêng Dona từ lúc xả nhị thu hoạch 130-135 ngày.

 * Chú ý, khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun 15cc Toba Fruit để ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái.

 Thành Long (tổng hợp)

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cải Xà Lách Xoong

Ngày đăng: 2016-04-08 08:12:28

Tên khoa học: Nasturtium officinale L. Họ Thập tự: Brassicaceae

Giới thiệu cây cải xà lách xoong

Cải xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân, Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu Phi. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…

Ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.

Đặc tính sinh học của cải xà lách xoong

Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập.

Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 200C, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.

Hướng dẫn cách trồng cải xà lách xoong

Chọn giống cải xà lách xoong

Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Thời vụ trồng cải xà lách xoong

Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết 11 – 12 dl, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.

Làm đất trồng cải xà lách xoong

Trồng mới

Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7

Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn

Lên liếp chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30 – 40 cm, cao hơn mặt liếp 10 – 20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa.

Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh

Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

Cải gốc

Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước. Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.

Bón phân cho cải xà lách xoong

Lượng phân sử dụng cho 1000 m2

Trồng mới:

Super lân (lót): 50 kg

Vôi bột: 50 kg

Phân chuồng hoai: 500 kg. (Có thể thay thế bằng phân dơi)

Cải gốc:

Lân vi sinh: 20 kg

Phân tôm: 30 – 40 kg

Phân chuồng hoai: 200 kg

NPK 16-16-8: 30 – 40 kg

Phân Urê: 4 – 5 kg

Cách bón phân cho cải xà lách xoong

Bón lót: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước.

Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng.

Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg

Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng

Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg

Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng

Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg

Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê.

Ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch

Tưới nước cho cải xà lách xoong

Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày)

Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày)

Làm cỏ cải xà lách xoong

Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học

Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,.. dùng diệt cỏ ở đầu vụ.

Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm)

Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc

Che mát

Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng ánh sáng)

Phòng trừ sâu bệnh cho cải xà lách xoong

Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:

Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp: Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.

Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn): Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)

Bệnh thán thư (nổ lá): Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..

Bệnh đốm vằn: Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza, Anvil,…

Thu hoạch cho cải xà lách xoong

Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.

Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu hoạch lứa trước. Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10 tấn/ ha/ vụ.

TIN TỨC KHÁC :

Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Rau Màu Cho Năng Suất Cao trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!