Bạn đang xem bài viết Bài Toán Giúp Tăng Năng Suất Ngành Dệt May Trong Cách Mạng 4.0 được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong giai đoạn 4.0 thì các Doanh Nghiệp dệt may cần phải có những chính sách và phương hướng hoạt động mới, hiệu quả từ con người cho đến may móc để bắt kịp với cuộc cách mạng lớn này.
Cơ hội vàng cho ngành dệt may
Ông Lê Tiến Trường Tổng giáo đốc tập đoàn Dệt May Việt nam Vinatex cho biết cuộc cách mạng 4.0 ngày nay đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành dệt may Việt tuy nhiên cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho các Doanh Nghiệp làm trong lĩnh vực này.
Ông Trường cho biết “Từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp. Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh…”.
Ngành Dệt may Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ từ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cũng theo ông trường thì ngành dệt may chiếm đến 3 triệu lao động chưa kể đến hoạt động phụ trợ thì còn lên đến 5 triệu người. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến nhiều lợi ích tuy nhiên cũng đặt ra bài toán khó cho hướng đi của ngành dệt may. Tác động lâu dài sẽ khiến dôi dư lực lượng lao động giản đơn và gia tăng lao động có chất lượng cao. Thực tế nước ta thì 84,4% lao động phổ thông trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.
Một thách thức nữa đặt ra chính là sự dịch chuyển đơn hàng giá trị thấp về các nước kém phát triển hơn vì tiền lương cho người lao động tại đó thấp. Mặt khác, khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì thách thức các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là xu hướng fast fashion (thời trang ăn liền hay thời trang nhanh) sản xuất trong thời gian cực ngắn.
Bùng nổ năng suất ngành dệt may trong năm 2020
Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và các nước áp dụng máy móc hiện đại thì năng suất ngành dệt may hứa hẹn sẽ bùng nổ. Đón đầu cuộc cách mạng Công nghiệp này thì nhiều Doanh Nghiệp đã chủ động đi trước đón đầu có thể kể đến như Công ty Đức Giang, Tổng công ty cổ phần May 10, Tổng công ty May Bè – CTCP…
Công ty cổ phần May 10 là một ví dụ cụ thể. Nhờ áp dụng máy móc mà sản phẩm sản xuất ra đã giảm từ 1980 xuống còn 690 giây/ sản phẩm. Mỗi công nhân hiện đã điều khiển một lúc 2 máy và năng xuất lao động đã tăng lên đến 52% so với trước. Đồng thời tỷ lệ hàng lỗi cũng giảm xuống 8% và tăng thu nhập 10% cho công nhân làm việc.
Để có thể bắt kịp được xu hướng chung của thị trường thì theo ông Trường cho biết doanh nghiệp dệt may cần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống cũ sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm.
Bài toán cho việc phát triển ngành dệt may
Để có được bước đà nhảy vọt trong nhiều năm tới bắt kịp thời đại 4.0 thì các Doanh Nghiệp cần phải phát triển đầu tư công nghệ và thay đổi tư duy truyền thống. Với việc tự động hóa bằng máy móc thì năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường.
Theo ông Lê Tiến Trường đánh giá thì 3 lĩnh vực chính trong ngành dệt may bao gồm có Sợi – Dệt nhuộm – May thì trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như áp dụng công nghệ cao giúp thu hẹp khoảng cách chi phí về lao động 1 sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh đó một khi đã tham gia vào sân chơi chung thì các Doanh Nghiệp cũng cần tuân thủ luật chơi của khách hàng, đối tác các nước bạn hàng. Một trong số đó chính là tham gia áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn về nhãn hàng may mặc và trách nhiệm xã hội vv. Ngành dệt may đặc thù có khá nhiều tiêu chuẩn điển hình các nước đang tham gia áp dụng như BSCI, WRAP về Trách Nhiệm Xã Hội, tiêu chuẩn nhãn hàng như PVH, Nike, GRS, RCS vv. Để có thể nhận được sự tin tưởng của phía đối tác, bạn hàng thì đòi hỏi quy trình sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.
Ngành May Đã Tăng Năng Suất Lao Động Như Thế Nào?
Tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn-Lean Manufacturing (gọi tắt là Lean) thì năng suất lao động tăng 52%.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã áp dụng sản xuất tin h gọn-Lean Manufacturing (gọi tắt là Lean) như một giải pháp nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và được xem là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp.
Lean là một nhóm công cụ và phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất.
Nguyên lý của Lean là giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí tối đa đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ Lean các công đoạn được kết nối thông qua dòng chảy liên tục; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tại từng thao tác và công đoạn. Lean sẽ giúp cho việc lập kế hoạch, tính toán chính xác các công đoạn phù hợp với tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu và hàng tồn từ đó tiết kiệm chi phí quản lý tăng năng suất và chất lượng cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội – đơn vị tư vấn Lean cho nhiều doanh nghiệp dệt may trao đổi với PV báo chí cho biết: “Lean sau khi áp dụng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: giảm phế phẩm, giảm sự lãng phí; giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất; giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất; bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc; tận dụng thiết bị và mặt bằng; có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất; doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Nhiều doanh nghiệp dệt may sau khi được chúng tôi tư vấn đã áp dụng thành công Lean vào sản xuất như: Công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty May 10, Tổng công ty Đức Giang, Công ty CP May Nam Định…”.
Theo đó, tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng mô hình Lean, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm.
Cũng nhờ áp dụng Lean, năng suất toàn hệ thống của Tổng công ty May Nhà Bè – CTCP đã tăng hơn 20% và điều quan trọng hơn là tạo sự cộng hưởng thi đua trong sản xuất của các đơn vị. Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất. Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Đặc biệt từ khi áp dụng Lean, May Nhà Bè đã giảm giờ làm cho công nhân 1 giờ/ngày, được nghỉ chiều thứ 7 và tuyệt đối không phải làm ca, kíp.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), công tác quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp dệt may trong tập đoàn đã được nhiều đơn vị quan tâm đầu tư từ nhiều năm trở lại đây. Không ít doanh nghiệp trong ngành đã ý thức được việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp chính vì vậy có rất nhiều hình thức được áp dụng. Trong đó có việc ứng dụng công nghệ Lean (sản xuất tinh gọn), trong đó hai công ty may mặc đã chứng minh được tính hiệu quả của công nghệ này là Việt Tiến và công ty Cổ phần May Hòa Thọ Duy Xuyên.
Việt Tiến là đơn vị áp dụng LEAN từ năm 2007 và thất bại, không dừng lại, sang năm 2008 Việt Tiến lại tiến hành áp dụng LEAN lần 2 và bắt đầu thành công. Kết quả do áp dụng LEAN mang lại rất khả quan cho đơn vị: tiền lương công nhân tăng, giảm hàng lỗi, tiết kiệm mặt bằng để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới mà không phải xây dựng nhà xưởng… Việc áp dụng công nghệ sản xuất mới theo phương pháp công nghệ Lean từ năm 2008 đến hiện nay đã phát huy tác dụng làm cho năng suất lao động nâng cao rõ rệt, tăng bình quân 20% so với trước đây.
Công ty CP May Hòa Thọ (Duy Xuyên) cũng là một đơn vị may áp dụng Lean thành công. Với Công ty CP May Hòa Thọ Duy Xuyên, đây là một giải pháp tăng năng suất lao động hiệu quả, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí tối đa đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Sau khi áp dụng ở 3 nhà máy thuộc Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, Công ty CP May Hòa Thọ (Duy Xuyên) đã đầu tư chuyển đổi toàn bộ 8 dây chuyền theo mô hình Lean. Với mô hình này, cùng với hệ thống máy điện tử được đầu tư mới, các khâu sản xuất sẽ được tiết giảm. Việc thiết lập chuyền may theo hình chữ U đã giúp cho các chuyền trưởng bao quát và giám sát được quy trình sản xuất, có giải pháp hỗ trợ kịp thời để dây chuyền không bị gián đoạn giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, vừa giải quyết được vấn đề thu nhập cho người lao động, giảm được sự cạnh tranh về lao động với các đơn vị khác.
Nguồn: Thái Hà (T/h)/ VietQ
Vai Trò Của Website Trong Cách Mạng Công Nghệ 4.0
Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới (người ta nói nhiều đến thế giới “phẳng” hơn) cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc kinh doanh và bán hàng online chưa bao giờ diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ như hiện nay. Khi mà hiện nay, hàng triệu người trên thế giới đều sử dụng Internet và xem đây là nơi lý tưởng để tìm kiếm thông tin, mua sắm hàng hóa, dịch vụ thì website được xem là chiến lược Marketing trực tuyến mang lại hiệu quả cao bên cạnh các trang mạng xã hội. Điều này đã kéo hàng loạt các website thương mại điện tử ra đời nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của số lượng lớn người dùng.
Website thương mại điện tử – Sự chuyển dịch mô hình kinh doanh từ cửa hàng truyền thống sang cửa hàng online.
Web thương mại điện tử được hiểu đơn giản như một loại website bán hàng. Là trang thông tin điện tử được thiết lập bằng phương pháp điện tử nhằm phục vụ một phần hoặc toàn bộ quá trình hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Từ việc trưng bày, cung cấp thông tin, giới thiệu hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thanh toán cũng như dịch vụ sau khi bán hàng. Việc trao đổi thông tin thương mại đều được thực hiện trên các phương tiện công nghệ điện tử mà không phải in ra giấy trong bất cứ quá trình giao dịch nào.
Lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp
– Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.
– Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
– Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
– Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
– Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
– Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)
– Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
– Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
– Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
– Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Lợi ích đối với người tiêu dùng
– Tùy từng nhóm khách hàng: Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn
– Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
– Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
– Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua internet
– Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
– Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
– Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng
– “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng
– Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng
Lợi ích đối với xã hội
– Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
– Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
– Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua In- ternet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng
– Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình.
(Nguồn: eCommerce World Book)
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Là Gì?
Khái niệm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.
Cụ thể, đây là ” một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị ” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).
Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,…
Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các ” nhà máy thông minh” hay ” nhà máy số “. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Nổ ra vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
Nguồn: Báo Chất lượng Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Toán Giúp Tăng Năng Suất Ngành Dệt May Trong Cách Mạng 4.0 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!