Xu Hướng 6/2023 # 4 Đặc Điểm Của Dịch Vụ Marketing # Top 8 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Đặc Điểm Của Dịch Vụ Marketing # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết 4 Đặc Điểm Của Dịch Vụ Marketing được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dịch vụ là một loại “hàng hóa” đặc biệt, nó có những tính chất mà hàng hóa hiện hữu không có được. Mình sẽ lấy ví dụ minh họa so sánh giữa dịch vụ và sản phẩm hiện hữu cho 4 đặc điểm ở phía dưới.

1. Đặc điểm đầu tiên, đó là Dịch vụ “không hiện hữu”:

Nói về độ hiện hữu, người ta chia ra 4 cấp độ như sau: -Hàng hóa hiện hữu hoàn hảo ( đường, xà phòng, dầu ăn blah blah …). -Hàng hóa hoàn hảo bao gồm hàng hóa hiện hữu khi tiêu dùng cần có dịch vụ đi kèm để tăng độ thỏa mãn. ( Cafe, đồ trang sức … ). -Dịch vụ chủ yếu thông qua sự hiện diện của các hàng hóa hiện hữu ( Khách sạn , du lịch, y tế …). -Và cuối cùng là dịch vụ hoàn hảo, hoàn toàn không hiện hữu ( ví dụ tư vấn, đào tạo … ).

Đặc điểm này tạo ra những khó khăn cho khách hàng sử dụng dịch vụ như là : khó đánh giá được chất lượng dịch vụ một cách chính xác, cũng như so sánh chất lượng của dịch vụ này với chất lượng của dịch vụ khác, mà sẽ phải đánh giá thông qua các tiêu chí mà do khách hàng tự đặt ra và thông qua các cơ sở vật chất hữu hình của dịch vụ, tuy nhiên sẽ chỉ mang tính chất tương đối.

2. Đặc điểm thứ hai là tính “không đồng nhất” :

Do dịch vụ không phải do 1 cái máy dập khuôn ra nên ở những thời điểm khách nhau, địa điểm khách nhau thì độ cung ứng dịch vụ sẽ là khác nhau. .

Vì vậy điều này dẫn đến 1 khó khăn là việc khó kiểm tra chất lượng theo 1 tiêu chuẩn thống nhất. Vì chất lượng dịch vụ bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố và môi trường xung quanh. Và mức độ hài lòng của khách hàng cũng khách nhau ở từng thời điểm.

3. Đặc điểm tiếp theo, đó là “tính không tách rời”:

Đơn giản đó là sự gắn liền của hoạt động sản xuất và phân phối chúng. Thậm chí khách hàng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất dịch vụ. Đơn cử là dịch vụ đào tạo đại học, bạn sẽ phải tham gia trực tiếp vào lớp học do giảng viên đứng lớp để nhận được kiến thứ. Và chất lượng dịch vụ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bới chính mức độ hợp tác của bạn.

4. Và cuối cùng là tính “không lưu trữ” được:

Người kinh doanh dịch vụ cần biết điều hòa cung cầu để tối đa hóa được doanh thu của mình, tránh trường hợp lúc thừa cầu thiếu cung ( tiếc hùi hụi ra ý nhỉ ), lúc thừa cung thiếu cầu ( vẫn tiếc vì vẫn phải tốn chi phí duy trì ).

Xem thông tin chi tiết : Tại Đây

4 Đặc Điểm Của Dịch Vụ

Và bài đầu tiên, mình sẽ nói về 4 đặc điểm của dịch vụ, cũng coi như ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho môn thi marketing dịch vụ ngày mai:

Dịch vụ là một loại “hàng hóa” đặc biệt, nó có những tính chất mà hàng hóa hiện hữu không có được. Mình sẽ lấy ví dụ minh họa so sánh giữa dịch vụ và sản phẩm hiện hữu cho 4 đặc điểm ở phía dưới 😀

Nói về độ hiện hữu, người ta chia ra 4 cấp độ như sau:

-Hàng hóa hiện hữu hoàn hảo ( đường, xà phòng, dầu ăn blah blah …)

-Hàng hóa hoàn hảo bao gồm hàng hóa hiện hữu khi tiêu dùng cần có dịch vụ đi kèm để tăng độ thỏa mãn. ( Cafe, đồ trang sức … )

-Dịch vụ chủ yếu thông qua sự hiện diện của các hàng hóa hiện hữu ( Khách sạn , du lịch, y tế …)

-Và cuối cùng là dịch vụ hoàn hảo, hoàn toàn không hiện hữu ( ví dụ tư vấn, đào tạo … )

Đặc điểm này tạo ra những khó khăn cho khách hàng sử dụng dịch vụ như là : khó đánh giá được chất lượng dịch vụ một cách chính xác, cũng như so sánh chất lượng của dịch vụ này với chất lượng của dịch vụ khác, mà sẽ phải đánh giá thông qua các tiêu chí mà do khách hàng tự đặt ra và thông qua các cơ sở vật chất hữu hình của dịch vụ, tuy nhiên sẽ chỉ mang tính chất tương đối.

Vì vậy điều này dẫn đến 1 khó khăn là việc khó kiểm tra chất lượng theo 1 tiêu chuẩn thống nhất, vì chất lượng dịch vụ bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố và môi trường xung quanh.Và mức độ hài lòng của khách hàng cũng khách nhau ở từng thời điểm, như với ví dụ trên kia thì nếu là 1 người khách dễ tính họ sẽ thông cảm và bỏ qua cho nhân viên dù bị “đối xử” khác nhau.

Đơn giản đó là sự gắn liền của hoạt động sản xuất và phân phối chúng. Thậm chí khách hàng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất dịch vụ. Đơn cử là dịch vụ đào tạo đại học, bạn sẽ phải tham gia trực tiếp vào lớp học do giảng viên đứng lớp để nhận được kiến thức, vào cùng 1 thời điểm, cùng 1 địa điểm. Và chất lượng dịch vụ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bới chính mức độ hợp tác của bạn.

Marketing Dịch Vụ (Service Marketing) Là Gì? (Phần 4)

Marketing dịch vụ là một nhánh đặc thù của marketing, được đưa vào nghiên cứu chuyên sâu đầu những năm 1980, sau khi người ta nhận thấy rằng các đặc tính độc đáo của dịch vụ đòi hỏi các chiến lược khác hẳn so với marketing hàng hoá hiện vật.

Khi khách hàng vào một công ty dịch vụ, họ tham gia vào một quy trình sản xuất dịch vụ đó. Khi đó, khách hàng gần như trở thành nhân viên bán hàng; khi họ đóng vai những nhà sản xuất và có cơ hội để quan sát doanh nghiệp từ góc nhìn của nhân viên. Khách hàng có thể kiểm tra ”sản phẩm chưa hoàn thiện” – đó là hàng hoá bị lỗi, hoặc có được cái nhìn tổng thể về những bất ổn trong hệ thống sản xuất, điều này rất có ý nghĩa cho sự hài lòng của họ. Ngoài ra, khi khách hàng tương tác với nhân viên và các khách hàng khác, điều này trở thành một phần của quá trình trải nghiệm dịch vụ, mang ý nghĩa về chất lượng dịch vụ và năng suất. Cả khách hàng và nhân viên đều phải được đào tạo để sử dụng hiệu quả quy trình. Kiểm soát quá trình phân phối dịch vụ không chỉ là vấn đề quản lý đơn giản. Sự hiện diện của khách hàng trong hệ thống có nghĩa là quy trình dịch vụ (process) cũng phải được xem như một nội dung marketing trọng yếu.

Mô hình Blueprint cho thiết kế và chẩn đoán

Bản blueprint ban đầu được dự định sử dụng như một công cụ để hỗ trợ thiết kế và định vị cấu trúc dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng rộng rãi như một công cụ chẩn đoán, phát hiện những bất ổn trong hoạt động và các điểm rắc rối tiềm ẩn (bao gồm những điểm trừ và điểm nghẽn). Trong trường hợp có bất kỳ sự thiếu sót nào được xác định bởi bản thiết kế quy trình, nhà quản lý có thể phát triển các tiêu chuẩn hoạt động cho các bước trọng yếu trong quy trình.

Khi xem xét các bản thiết kế dịch vụ, có hai điều cơ bản cần cân nhắc: tính phức tạp và tính phân hóa. Sự phức tạp đề cập đến số lượng và độ khó cần thiết của từng bước để thực hiện dịch vụ. Phân hóa đề cập đến mức độ tự do, phán đoán, kiểm soát, sự thay đổi hoặc thích nghi theo tình huống được cho phép trong bất kỳ bước nào của quy trình.

Với sơ đồ bản vẽ blueprint, bạn có thể tăng thêm độ phức tạp của dịch vụ, bằng cách thêm nhiều bước hoặc tăng sự phân hoá bằng cách cho phép nhân viên có nhiều quyền quyết định hơn trong mỗi bước khác nhau. Nói chung, các quy trình dịch vụ cho phép nhân viên tùy cơ ứng biến với thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang được tiến hành theo hướng tùy biến. Mặt khác, việc giảm đi tính phân hóa, bằng cách chuẩn hóa từng bước, sẽ đồng thời làm tăng tính phức tạp, nhưng lại dễ áp dụng theo cách tiếp cận dây chuyền sản xuất hàng hóa để thiết kế quy trình dịch vụ. Bằng cách làm chủ sự phức tạp và phân hóa, bạn có thể vẽ ra được bốn chiến lược định vị khác nhau:

Giảm tính phức tạp: Chiến lược chuyên môn hóa

Giảm tính phân hóa: Hoạt động theo khối lượng

Tăng tính phức tạp: Phát triển sản phẩm

Tăng tính phân hóa: Chiến lược thị trường ngách

Con Người

Khía cạnh con người đề cập đến các nhân tố tham gia vào quá trình tiếp xúc với dịch vụ, đó là nhân viên và khách hàng. Đối với nhiều nhà marketer dịch vụ, sự tương tác giữa con người với nhau tạo thành cốt lõi của trải nghiệm khách hàng. Nhân viên phục vụ rất quan trọng vì nó là bộ mặt của công ty và thể hiện giá trị của công ty đối với khách hàng. Khách hàng quan trọng bởi vì họ là lý do để kinh doanh và họ đem lại nguồn thu nhập cho công ty. Các công ty dịch vụ phải quản lý sự tương tác giữa các khách hàng và giữa nhân viên với khách hàng. Các học giả đã phát triển khái niệm chuỗi dịch vụ-lợi ích để hiểu cách khách hàng và doanh nghiệp tương tác với nhau trong ngành dịch vụ. Về mặt chiến lược, nguồn nhân lực dịch vụ là một điểm khác biệt hóa.

Quản lý hành vi của khách hàng và nhân viên trong khi thực hiện dịch vụ là rất khó khăn. Dường như không thể quy định một kiểu hành vi nhất quán. Tuy nhiên, nó có thể được nuôi dưỡng theo những cách gián tiếp và tinh tế hơn. Việc tuyển dụng và đào tạo có thể giúp đảm bảo rằng công ty dịch vụ thuê đúng người.

Một quan điểm nghệ thuật

Quan điểm kịch nghệ có thể phù hợp trong các bối cảnh dịch vụ cụ thể:

Các dịch vụ có tính tương tác cao

Dịch vụ với các đối tượng khán giả lớn như sân vận động thể thao, các cơ sở giáo dục

Những sự thật ngầm hiểu tạo ra bởi một quan điểm kịch nghệ bao gồm:

Phân biệt dịch vụ và hàng hoá hữu hìn h – cung cấp một khung tham chiếu và từ vựng để mô tả và đánh giá dịch vụ

Hợp pháp hóa dịch vụ như là một hoạt động có tay nghề cao – nhận ra rằng dịch vụ là một nỗ lực nghệ thuật và sáng tạo

Cung cấp cho nhân viên ngành dịch vụ một cơ chế để hiểu và đối phó với những căng thẳng đi kèm với vai trò của họ (bằng cách hiểu rằng họ “có tính cách” ít khi họ bị ảnh hưởng bởi sự trao đổi với những khách hàng khó tính và những điều tương tự)

Tập trung quản lý mảng tuyển dụng và đào tạo – tuyển dụng những người có kỹ năng cần thiết và đào tạo họ như những diễn viên

Buộc các nhà quản lý suy nghĩ về thủ thuật quản lý sân khấu – kịch bản, dàn dựng, phân cảnh, trang phục và các vai diễn

Khi được yêu cầu nhập vai, nhân viên có thể áp dụng một trong hai cách:

Diễn sâu: nhân viên ngành dịch vụ cần điều chỉnh cảm xúc bên trong ngay từ đầu.

Diễn vờ: nhân viên dịch vụ giả vờ thể hiện cảm xúc phù hợp với các quy tắc và luật lệ.

Một số bằng chứng cho thấy rằng những nhân viên có khả năng diễn sâu và hết mình có thể trở nên linh hoạt hơn trong các tình huống khó xử trong công việc. Ngoài ra, cách diễn nhập vai thường dễ dàng đạt được sự tin cậy hơn, trong khi diễn vờ có thể bị khách hàng phát hiện ngay là dối trá. Ngành dịch vụ, bản chất của nó, gây rất nhiều căng thẳng cho nhân viên. Các nhà quản lý cần phải phát triển các kỹ thuật để giúp nhân viên đối mặt được với những khó khăn này.

Kết quả: Quản lý chất lượng dịch vụ

Các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành đều đồng ý rằng chất lượng dịch vụ là một khái niệm khó nắm bắt, trừu tượng, rất khó xác định và đo lường. Nó được cho là một cấu trúc đa chiều, đa khía cạnh, nhưng có rất ít sự đồng thuận về những khía cạnh cụ thể đó là gì. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng các khía cạnh của chất lượng dịch vụ có thể khác nhau giữa các ngành và không có tập hợp khía cạnh nào tồn tại phù hợp cho tất cả các ngữ cảnh.

Trong các tài liệu marketing dịch vụ, có một số quan điểm lý thuyết khác nhau về chất lượng dịch vụ bao gồm trường phái Bắc Âu, mô hình Khoảng trống (Gaps) (còn gọi là mô hình Mỹ và phương pháp tiếp cận chỉ dựa trên kết quả).

Trường phái Bắc Âu

Trường phái Bắc Âu là một trong những nỗ lực sớm nhất nhằm xác định và đánh giá chất lượng dịch vụ. Trong trường phái này, chất lượng dịch vụ được khái quát hóa bao gồm hai khía cạnh lớn, cụ thể là:

Chất lượng chuyên môn: (Những gì đã được cung cấp)

Chất lượng chức năng: (Cách thức thực hiện dịch vụ)

Khía cạnh chuyên môn có thể được đo lường – nhưng khía cạnh chức năng thì rất khó do những cảm nhận chủ quan khác nhau từ phía khách hàng.

SQ = P- E

Mô hình chất lượng dịch vụ hay mô hình khoảng cách được phát triển bởi nhóm các nhà nghiên cứu Parasuraman, Zeithaml và Berry, vào giữa những năm cuối thập niên 80 và đã trở thành cách tiếp cận phổ biến để xác định các vấn đề về chất lượng dịch vụ và chẩn đoán nguyên nhân có thể xảy ra. Cách tiếp cận này coi chất lượng dịch vụ như là một khoảng cách giữa kỳ vọng của người tiêu dùng và cảm nhận thực tế khi sử dụng dịch vụ. Theo đó, chất lượng dịch vụ có thể được biểu diễn bằng phương trình:

Trong đó:

SQ là chất lượng dịch vụ (service quality)

P (perception) là những cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp

E (expectation) là kỳ vọng của của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp

Tóm tắt các khía cạnh và các mục câu hỏi SERVQUAL

Các nhà phát triển mô hình cũng đã thiết kế một công cụ nghiên cứu, được gọi là SERVQUAL, để đo mức độ và hướng phát triển của các vấn đề về chất lượng dịch vụ (khoảng trống 5). Bảng câu hỏi này là công cụ đa chiều, được thiết kế để xác định năm khía cạnh về chất lượng dịch vụ; cụ thể là độ tin cậy, đảm bảo, tính hữu hình, sự đồng cảm và sự đáp ứng, đại diện cho sự hiểu biết của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Bảng câu hỏi bao gồm các cặp kết hợp; 22 mục kỳ vọng và 22 mục nhận thức được chia thành năm phần tương ứng với bản đồ chất lượng dịch vụ của người tiêu dùng. Cả phần mong đợi lẫn phần cảm nhận của bảng câu hỏi bao gồm tổng cộng 22 mục, bao gồm 4 mục đề cập tới tính hữu hình, 5 mục kiểm tra độ tin cậy, 4 mục về đáp ứng, 5 mục đảm bảo và 5 mục về mức độ đồng cảm. Bảng câu hỏi, được thiết kế cho việc phỏng vấn trực tiếp và yêu cầu số lượng mẫu vừa phải để đảm bảo mức độ thống kê tin cậy, khá dài và có thể phải mất hơn một giờ để hoàn thành phần trả lời. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu thường có thêm các mục bổ sung cho 44 mục SERVQUAL để nắm bắt thông tin về nhân khẩu học của người trả lời, trải nghiệm trước đó với thương hiệu và ý định hành vi (ý định quay lại/ mua, ý định trung thành và xu hướng truyền miệng giới thiệu). Do đó, bảng câu hỏi cuối cùng có thể có tới 60 mục, dẫn đến một khoản đáng kể về thời gian và chi phí quản lý, mã hóa và phân tích dữ liệu.

Sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng.

4

Kỳ vọng: Nhân viên trong các ngân hàng tốt sẽ cho khách hàng biết chính xác khi nào các dịch vụ sẽ được thực hiện.

Cảm nhận: Nhân viên trong ngân hàng XYZ luôn cho khách hàng biết khi nào họ có kế hoạch cung cấp dịch vụ.

Mô hình chỉ dựa trên kết quả

SQ = P

Cronin và Taylor đã phát triển một thước đo chỉ dựa trên kết quả cảm nhận của khách hàng (không tính đến kỳ vọng) như một sự thay thế đơn giản hơn cho mô hình SERVQUAL. Nó được gọi là SERVPERF và ngắn hơn đáng kể so với SERVQUAL, do đó sẽ dễ dàng và rẻ hơn khi quản lý. Kết quả từ việc sử dụng SERVPERF cũng khá tốt so với SERVQUAL. Cách tiếp cận này sử dụng một khái niệm khác về chất lượng dịch vụ, có thể được biểu diễn theo phương trình sau:

Trong đó:

SQ là chất lượng dịch vụ

P là cảm nhận cá nhân khi một dịch vụ nhất định được cung cấp

Logic dịch vụ trọng yếu: ý nghĩa lý thuyết và thực hành

Logic dịch vụ thống trị/ dịch vụ là trọng yếu (Service-dominant logic – SDL) là một cách suy nghĩ mới mẻ về marketing, khi phân chia hàng hoá so với dịch vụ và là một cách suy nghĩ rất mới về giá trị khách hàng và quá trình tạo giá trị. Vargo và Lusch không có ý định công bố logic này như một lý thuyết khả thi để đưa ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp thị hàng ngày. Thay vào đó, nó cung cấp một khung tham chiếu để chúng ta suy nghĩ về hàng hoá và dịch vụ. Công việc của họ không đưa ra các giả thuyết có thể được kiểm tra bằng thực nghiệm, Thay vào đó, họ đưa ra “các mệnh đề cơ bản”. Bài báo ban đầu đưa ra tám mệnh đề như vậy và sau đó thêm hai mệnh đề nữa, tổng cộng là mười:

Một số lớp ý nghĩa được xác định trong tài liệu bao gồm:

SDL hứa hẹn mang đến một lý thuyết marketing thống nhấ t: Đến nay, các nghiên cứu và thực hành marketing đã không kết hợp được các hàng hoá / dịch vụ truyền thống. Lý thuyết SDL hứa hẹn mang đến một khuôn khổ thực sự thống nhất. Đối với nhiều học giả, điều này có ý nghĩa quan trọng nhất.

Cạnh tranh thông qua những đột phá trong việc cùng sản xuất (Co-production) và cùng sáng tạo (Co-creation): Một số nhà lý luận cho rằng, chủ yếu nhờ vào Internet mà người tiêu dùng đã tích cực tham gia đối thoại với các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ. Thách thức đối với các công ty dịch vụ là tìm ra những cách đột phá để đạt được sự đồng sản xuất và đồng sáng tạo với khách hàng. Sự đồng sáng tạo của khách hàng đã trở thành khái niệm cơ bản cho các trang web chia sẻ trên mạng xã hội như YouTube, Myspace và Twitter. Nhiều công ty đã chuyển từ thử nghiệm sản phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm để thử nghiệm sản phẩm trong môi trường khách hàng. Chẳng hạn, tại Microsoft, người tiêu dùng đã hành động như các nhà nghiên cứu sản phẩm khi thử dùng Windows 2000 một cách tự nhiên.

Ưu tiên nghiên cứu: SDL là mô hình xem xét chặt chẽ các ưu tiên nghiên cứu của nó. Các nhà nghiên cứu và các học giả đang bắt đầu xác định một loạt các đối tượng đòi hỏi việc thăm dò chi tiết hơn. Một số lý thuyết gia cho rằng những người làm marketing phải tìm ra những cách mới để hiểu về việc tạo ra giá trị của khách hàng và phát triển các chiến lược marketing, nhằm mục đích thu hút các nhà cung cấp và quy trình tiêu thụ của khách hàng để tăng mức độ hài lòng cho khách. Các ưu tiên nghiên cứu khác bao gồm: trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa, kết hợp tài nguyên, cải tiến việc sử dụng công nghệ thông tin vào các quy trình và hoạt động thiết kế để tăng năng suất và chuẩn hoá dịch vụ.

Dịch Vụ Logistics Là Gì ? Đặc Điểm Dịch Vụ Logistics ?

Đặc điểm dịch vụ logistics không chỉ đã và đang được các chủ thể kinh doanh quan tâm mà còn nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội.

1. Khái niệm dịch vụ logistics

Trong hoạt động thương mại, logistics được hiểu là quá trình chuyển dịch nguồn lực, sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng được thực hiện một cách có kế hoạch, chi tiết, được kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian.

2. Đặc điểm dịch vụ logistics

Thứ nhất, dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều kiện về phương tiện thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu, đóng gói hàng háo, làm thủ tục hải quan, đăng ký mã hiệu… hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói từ kho đến bãi. Thương nhân cung cấp dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi, có sự sắp xếp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian từ nhận hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chuẩn bị giấy tờ, làm thủ tục hải quan và giao hàng tới cho người nhận. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics được hưởng thù lao từ dịch vụ do mình cung ứng.

Thứ ba, dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ logistics có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong trong hoạt động doanh nghiệp, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đích đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro, và phải trả thù lao. Tuy nhiên, mức phí này thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư tự thực hiện.

Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù.

Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Đặc Điểm Của Dịch Vụ Marketing trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!