Bạn đang xem bài viết Kỹ Năng Đàm Phán, Thương Lượng, Thuyết Phục Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kỹ năng đàm phán tốt là yếu tố quyết định đến hiệu quả của một cuộc giao dịch, trao đổi, ký kết hợp đồng. Người có khả năng thỏa thuận, đàm phán chuyên nghiệp cũng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy, nắm được cách cải thiện kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn đạt được kết quả tích cực trong mọi tình huống.
MỤC LỤC: 1. Đàm phán là gì? 2. Quá trình đàm phán gồm những giai đoạn nào? 3. Làm gì khi đàm phán không thành? 4. Cách phát triển kỹ năng đàm phán
Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng, chắc hẳn ai cũng muốn đạt kết quả và lợi nhuận cao nhất có thể và điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đàm phán của mỗi người. Đặc biệt, nếu bạn là giám đốc kinh doanh thì kỹ năng đàm phán lại càng quan trọng hơn hết. Vậy đàm phán là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng đàm phán?
Để có kỹ năng đàm phát tốt cần phải làm gì?
1. Đàm phán là gì?
Đàm phán là phương pháp bàn luận chiến lược giúp giải quyết một vấn đề theo hướng mà hai bên đều có thể cảm thấy chấp nhận được. Trong quá trình đàm phán, mỗi bên sẽ phải thuyết phục đối phương đồng tình hoặc nghe theo quan điểm của mình. Để có thể đàm phán hiệu quả và đi đến kết quả tốt nhất, các bên cần phải tránh những tranh cãi theo hướng tiêu cực hoặc chống đối lẫn nhau.
2. Quá trình đàm phán gồm những giai đoạn nào?
Quá trình đàm phán sẽ gồm 6 giai đoạn: Chuẩn bị, Tranh luận, Làm rõ mục tiêu, Đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên, Thỏa thuận, Thực thi hành động.
2.1. Chuẩn bị
Trước khi tiến hành cuộc đàm phán, bạn nên ấn định về thời gian, địa điểm cũng như những người sẽ tham gia đàm phán. Mục đích của việc chuẩn bị là để 2 bên đều sẵn sàng, có không gian phù hợp, bảo mật để trao đổi và đi đến thỏa thuận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
2.2. Tranh luận
Trong giai đoạn này, thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm của mình với vấn đề cần được đàm phán. Kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này là thuyết trình, đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ, phát hiện những điểm yếu, nội dung và quan điểm chưa thuyết phục của đối phương để giành được lợi thế về phía mình.
2.3. Làm rõ mục tiêu
Sau giai đoạn tranh luận, các mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả hai bên cần phải được làm rõ. Hãy liệt kê các yếu tố theo xếp hạng ưu tiên. Làm rõ các yếu tố này, 2 bên có thể xác định được một số điểm chung. Làm rõ mục tiêu là giai đoạn cần thiết trong quá trình đàm phán vì nếu không có nó, những hiểu lầm có thể xảy ra dẫn đến khó đạt được thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
2.4. Đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên
Một kết quả đôi bên cùng có lợi thường là kết quả tốt nhất của buổi đàm phán. Tuy không phải lúc nào cũng làm được điều này nhưng đây được xem như là mục tiêu cuối cùng của buổi đàm phán. Kết quả “đôi bên cùng có lợi” là kết quả mà cả hai bên đều cảm thấy họ đã đạt được điều họ mong muốn và quan điểm của họ đã được xem xét thông qua quá trình đàm phán.
Kỹ năng đàm phán tốt hỗ trợ công việc thuận lợi hơn
2.5. Thỏa thuận
Thỏa thuận có thể đạt được khi cả 2 bên hiểu được quan điểm cũng như lợi ích của nhau. Điều cần thiết là mọi người tham gia phải cởi mở để đưa ra một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp nhận được. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải rõ ràng để cả hai bên đều biết những gì đã được thống nhất.
2.6. Thực thi hành động
Sau khi đạt được thỏa thuận, cả 2 bên cần đề ra các hành động để thực thi quyết định đã được thống nhất. Điều này đề cập đến giai đoạn ký kết hợp đồng hợp tác giữa đôi bên.
3. Làm gì khi đàm phán không thành?
Nếu quá trình đàm phán không thành và 2 bên chưa thể đạt được thỏa thuận thì trợ lý giám đốc cần lên lịch cho cuộc họp tiếp theo để tránh tình trạng tranh cãi gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong tương lai. Trong cuộc họp tiếp theo, nếu có bất kỳ ý tưởng hay lợi ích gì mới bạn cũng cần phải lưu ý và hãy xem xét lại buổi đàm phán trước đó. Lúc này việc xem xét các giải pháp thay thế cũng rất quan trọng hoặc bạn có thể mời thêm bên thứ 3 đến để trợ giúp cho buổi phỏng vấn.
4. Cách phát triển kỹ năng đàm phán
4.1. Đơn giản hóa vấn đề, coi mỗi cuộc nói chuyện đều là một lần đàm phán
Tại sao bạn lại cần phải coi các cuộc nói chuyện hằng ngày là các cuộc đàm phán? Bởi thực tế là như vậy. Quyết định xem tối nay bạn sẽ đi ăn ở đâu với bạn bè, bàn bạn với đồng nghiệp đâu mới là công việc quan trọng nhất cần được ưu tiên,… Tất cả những việc đơn giản như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đàm phán: chủ động lắng nghe, cảm thông với người khác và học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả nhất.
4.2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc đàm phán
Bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ và dự đoán những điều mà họ có thể sẽ đưa ra để chuẩn bị các ý kiến đồng tình hoặc bác bỏ từ trước. Việc thiếu sự chuẩn bị kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến hướng đi sai lầm và không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Bí quyết nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả, chuyên nghiệp
4.3. Luyện tập
4.4. Sẵn sàng mắc lỗi
Sự tự tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công khi đàm phán hay tranh luận. Bởi vậy, những người thiếu tự tin, luôn lo lắng sẽ mắc lỗi, sẽ nói sai gần như không thể tham gia vào các cuộc đàm phán.
Với những thông tin vừa cung cấp bên trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về kỹ năng đàm phán. Một cuộc đàm phán có diễn ra tốt đẹp, thành công hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục người nghe cũng là yếu tố khiến đối tác đánh giá cao chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của người bạn đồng hành. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng đắn sẽ thể hiện bạn là người lịch sử, đáng để người khác tôn trọng, đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh trong tương lai gần.
Mặt khác, sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo thôi chưa đủ mà bạn cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo. Hai kỹ năng này nếu được trau dồi, nâng cao thì bạn sẽ không gặp trở ngại khi giải quyết mọi vấn đề hay sự cố phát sinh. Người có tư duy sáng tạo luôn phát triển không ngừng và có nhiều cơ hội dù trong công việc hay cuộc sống.
Khóa Học Kỹ Năng Đàm Phán Kinh Doanh
Giới thiệu chương trình
Mục tiêu đào tạo
i. Nhận thức tầm quan trọng của thương lượng và đàm phán trong kinh doanhii. Hiểu được các hình thức thương lượng và vận dụng sáng tạo các kỹ năng, nghệ thuật, phương pháp, kỹ thuật thương lượng vào thực tế nhằm đạt kết quả cao.iii. Nắm bắt được các qui trình trong thương lượng và đàm phán cũng như những kỹ năng thương lượng đàm phán thiết yếuiv. Vượt qua được những rào cản và khai thác tối ưu hiệu quả của những yếu tố ảnh hưởng trong thương lượng và đàm phánv. Phát huy sức mạnh tập thể trong thương lượng và đàm phán
Đối tượng học viên
i. Các cấp lãnh đạo và quản lý doanh nghiệpii. Các Giám đốc chức năng, trưởng / phó các phòng / ban / bộ phận trong doanh nghiệpiii. Những ai mong muốn hoàn thiện và phát triển năng lực thương lượng và đàm phán.
Nội dung chương trình
Phần 1. Các nguyên tắc và chiến lược trong đàm phán, thương lượng – Các kiểu đàm phán: + Đàm phán kiểu mềm + Đàm phán kiểu cứng + Đàm phán kiểu nguyên tắc – Kỹ thuật đột phá thế gang – Kỹ thuật thuyết phục – Kỹ thuật đòn bẫy – Các chiến lược đàm phán thông dụng – Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế
Phần 2. Thực hành quy trình đàm phán, thương lượng– Giai đoạn chuẩn bị đàm phán – Giai đoạn tiếp xúc đối tác – Giai đoạn đàm phán với đối tác – Giai đoạn kết thúc đàm phán – Giai đoạn thực thi hợp đồng và rút kinh nghiệm. – Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế
Phần 3. Gỡ bỏ mọi rào cản để đạt thỏa thuận cuối cùng – Các cấu trúc tâm lý và hiệu ứng trong tâm lý người tham gia đàm phán – Giải quyết những trở ngại & cơ cấu – Xây dựng cam kết chung dựa trên sự khác biệt – Thương lượng theo cách nếu – thì. – Giao tiếp chuyên nghiệp qua công cụ 3P. – Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế
Phần 4. Các kỹ năng cần thiết trong đàm phán – Kỹ năng lắng nghe. – Kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi. – Kỹ năng quản lý cảm xúc . – Kỹ thuật thuyết phục. – Kỹ thuật nhận và đưa ra nhượng bộ. – Kỹ thuật xử lý bế tắc. – Thực hành theo nhóm các tình huống thực tế
Tài liệu học
i. Tài liệu lưu hành nội bộ (Tiếng Việt).
Phương pháp giảng dạy
Bài tập tình huống và tự đánh giá
Kế hoạch hành động cá nhân (Sau khóa học)
Thông tin khai giảng
Hotline: 0903 966 729
2.500.000 VNĐ/ hv (đăng ký theo nhóm học tại MasterSkills) – (38.500.000 VNĐ/ lớp tổ chức tại nhà máy hoặc tại văn phòng doanh nghiệp). Thời gian học:2 ngày/ 4 buổi. Số lượng học viên:Tối đa 35 hv/ lớp. Học phí: Các chi phí khác (nếu có): Tùy theo địa điểm khu vực tổ chức lớp học, mà các khoản chi phí khác sẽ được tính thêm bao gồm: Chi phí đi lại, ở KS của giảng viên. Địa điểm: Tầng 9, Vietcomreal Building, 68 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Quận 1, chúng tôi / (Hoặc) Thống nhất giữa viện Masterskills và Doanh nghiệp địa điểm tổ chức khóa học.
Chứng nhận: Sẽ do Viện MasterSkills cấp, có giá trị trên toàn quốc.
Mẫu chứng nhận
Giảng viên Business Edge, Better Work, những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm quản lý thực tiễn lâu năm tại các Tập đoàn đa quốc gia, các Doanh Nghiệp trong và ngoài nước.
Một vài hình ảnh các khóa học
Khái Niệm, Phân Loại Và Đặc Tính Của Đàm Phán, Thương Lượng
1. Khái niệm đàm phán, thương lượng Đàm phán, thương lượng là phương tiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn từ người khác. Hầu hết các quyết định trong mọi vật của cuộc sống đều đạt được thông qua đàm phán và thương lượng. Đàm phán, thương lượng là phương tiện dùng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Trong hoạt động quản lý dự án, các bên tham gia ít khi có quan hệ cấp trên cấp dưới mà thường là quan hệ đối tác (Chủ đầu tư – Nhà thầu – Tư vấn – Nhà cung cấp – Người thụ hướng dự án) với các lợi ích không cùng chiều nhau. Để dung hòa các lợi ích không cùng chiều này các bên tham gia phải ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng. Đàm phán, thương lượng là hành vi và quá trình điều hòa quan hệ giữa các bên tham gia, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất.
Đàm phán gồm có các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc và thương lượng. Như vậy, có thể hiểu thương lượng là nội dung quan trọng nhất, là giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán mà kết thúc của nó hoặc là thống nhất được ý kiến (đàm phán thành công) hoặc là đàm phán đổ vỡ, không thống nhất được quan điểm. Như đã chỉ ra ở trên, nhu cầu đàm phán, thương lượng phát sinh từ các lợi ích không cùng chiều (xung đột lợi ích), nghĩa là sự thỏa mãn lợi ích của bên này có thể làm phương hại đến lợi ích của bên kia. Bất kỳ bên nào trong đàm phán, thương lượng cũng không thể không nhìn nhận lợi ích của các bên còn lại. Vì thế, mục đích của đàm phán, thương lượng là thông qua trao đổi mà các bên tiến hành bàn bạc, cùng nhau tìm ra phương án khiến cho các bên đều có thể chấp nhận được.
2. Phân loại đàm phán, thương lượng Có thể phân loại đàm phán, thương lượng theo hai tiêu chí cơ bản sau:
a) Theo số tượng các bên tham gia Đàm phán, thương lượng thường là song phương, nhưng cũng có thể là đa phương. Càng nhiều bên tham gia thì đàm phán, thương lượng càng phức tạp, khó khăn, nghĩa là khó đi đến thống nhất vì có nhiều lợi ích, và từ đó là nhiều tiêu chí cùng phải thỏa mãn. Để giúp cho đàm phán, thương lượng đa phương thành công, người ta thường tách nó ra thành nhiều cuộc đàm phán, thương lượng song phương hoặc ít ra là đa phương nhưng trong các phạm vi hẹp hơn.
b) Theo nội dung, tính chất của vấn đề thương lượng Theo nội dung, tính chất của vấn đề được đưa ra, đàm phán, thương lượng có thể có các loại về ngoại giao, về chính trị, về quân sự, về kinh tế… Các đàm phán, thương lượng xảy ra trong hoạt động quản lý, nói chung, và quản lý dự án, nói riêng, là các đàm phán, thương lượng về kinh tế.
3. Một số đặc tính cơ bản của thương lượng kinh tế
a) Thương lượng là quá trình điều chỉnh nhu cầu của các bên Thương lượng không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu, lợi ích của riêng một bén mà là quá trình các bên, thông qua việc không ngừng điều chỉnh nhu cầu lợi ích của mình, xích lại gần nhau và cuối cùng đạt tới một thỏa thuận thống nhất. Có thể hiểu, thương lượng là quá trình đề ra yêu cầu, chịu nhượng bộ và cuối cùng đạt tới nhất trí. Thương lượng có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc nhận thức của các bên về xung dột lợi ích, vào khả năng và thiện chí nhượng bộ và vào trình độ đàm phán của các bên tham gia.
b) Thương lượng là sự thông nhất giữa hợp tác và xung dột Một hợp tác cua thương lượng thể hiện ở việc thông qua thương lượng các bên tiến tới một thỏa thuận chung. Mặt xung đột thể hiện ở việc trong quá trình thương lượng các bên đều luôn cố gắng giành được hay đạt được lợi ích tối đa cho mình. Hợp tác và xung đột là hai mặt mâu thuẫn cần phải được thống nhất hài hòa trong quá trình đàm phán, thương lượng. Nếu chỉ nhấn mạnh đến hợp tác thì một bên có thể sẽ dễ dàng chấp nhận những điều khoản bất lợi. Nếu nhấn mạnh xung đột, nghĩa là không chịu nhượng bộ thì đàm phán khó có thể thành công, thậm chí có thể dẫn đến phương hại mối quan hệ giữa các bên.
c) Thương lượng chỉ thỏa mãn lợi ích một cách tương đối Các bên đàm phán luôn luôn cô gắng tối đa hóa lợi ích của mình, nhưng đồng thời không thể không nhìn nhận lợi ích của các bên còn lại, không thể kéo hết lợi ích về phía mình. Nếu một bên nào đó không được thỏa mãn lợi ích ở một mức tối thiểu chấp nhận được thì chắc chắn bên đó sẽ rút khỏi bàn đàm phán và cuộc đàm phán đổ vỡ. Nghĩa là muốn đàm phán thành công thì các bên phải biết chừng mực, giới hạn nhất định trong quá trình tối đa hóa lợi ích bản thân, biết điều chỉnh lợi ích đó. Hay nói khác đi, lợi ích của từng bên không bao giờ có thể là tuyệt đối mà chỉ là tương đối trong so sánh với lợi ích của các bên còn lại.
Cấu Trúc Đàm Phán Trong Tiếng Anh Thương Mại
Nêu mục đích
We’re interested in buying 10 cars.
Chúng tôi muốn mua 10 chiếc xe hơi.
We’d like to start the scheme in June.
Chúng tôi muốn khởi động đề án này vào tháng Sáu.
We must have delivery as soon as possible.
Chúng tôi phải được giao hàng sớm nhất có thể.
Tỏ ý nhượng bộ
We could possibly deliver by August.
Chúng tôi có thể giao hàng trước tháng Tám.
That could be all right, as long as you pay more for a longer period.
Như vậy cũng được, với điều kiện anh/ chị phải trả nhiều hơn nếu thời gian kéo dài hơn.
We can do that, providing you make a down payment.
Chúng tôi có thể chấp nhận, miễn là anh/ chị đặt cọc trước.
Thể hiện sự đồng tình với quan điểm của đối tác
I agree with you on that point.
Về điểm đó, tôi đồng ý với ông/bà.
That’s a fair suggestion.
Đó là một đề xuất hợp lý.
You have a strong point there.
Đó là một ý kiến thuyết phục.
I think we can both agree that…
Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều đồng ý rằng…
I don’t see any problems with/ harm in…
Tôi không thấy có bất cứ vấn đề gì trong việc…
Từ chối lời đề nghị
I’m afraid not. It’s company policy.
Tôi e là không được. Đó là chính sách của công ty.
I’m sorry, we can’t agree to that.
Tôi rất tiếc, chúng tôi không thể đồng ý điều đó.
Unfortunately, we can’t do that.
Tiếc là chúng tôi không thể làm vậy.
I understand where you’re coming from; however,…
Tôi hiểu những điều ông/ bà muốn nói, tuy nhiên…
I’m prepared to compromise, but…
Tôi định thoả hiệp nhưng…
If you look at it from my point of view, you’ll see that…
Nếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của tôi, ông/bà sẽ thấy rằng …
I’m afraid I had something different in mind.
Tôi e rằng những điều tôi nghĩ có đôi chút khác biệt.
That’s not exactly how I look at it.
Đó không phải là cách tôi nhìn nhận vấn đề.
From my perspective, I think…
Theo cách nghĩ của cá nhân tôi, tôi thấy rằng…
I’d have to disagree with you there.
Tôi không thể đồng ý với ông/bà về điều đó.
I’m afraid that doesn’t work for me.
Tôi e rằng cách đó không phù hợp với tôi.
Thương lượng
If it works, we’ll increase the order later on.
Nếu thành công, sau này chúng tôi sẽ tăng lượng đặt hàng.
If you increased your order, we could offer you a much higher discount.
Nếu anh/ chị đặt hàng với số lượng lớn hơn, chúng tôi có thể đưa ra mức chiết khấu cao hơn nhiều.
That might be OK if you can guarantee delivery by then.
Tới lúc đó, nếu anh/ chị có thể đảm bảo giao hàng thì được.
Đạt được thỏa thuận
That’s very reasonable, don’t you think?
Rất hợp lý, đúng không ạ?
That sounds a fair price to me.
Tôi thấy cái giá này hợp lý đấy.
Fine/ OK/ Great!
Tốt rồi/ Thế là ổn/ Tuyệt vời!
I think we both agree to these terms.
Tôi nghĩ cả hai bên đã đồng ý với những điều khoản này.
I’m satisfied with this decision.
Quyết định này làm tôi rất hài lòng.
It sounds like we’ve found some common ground.
Có vẻ chúng ta đã tìm được điểm chung.
Kết thúc đàm phán
Right, we’ve got a deal.
Good, I think we’ve covered everything.
Tốt lắm, tôi nghĩ chúng ta đã bàn tới tất cả mọi thứ rồi.
OK, how about dinner tonight?
Đã xong. Chúng ta cùng đi ăn tối chứ nhỉ?
I’m willing to leave things there if you are.
Tôi mong rằng chúng ta có thể thoả thuận như vậy nếu ông/bà đồng ý.
I’m willing to work with that.
Tôi rất mong muốn được triển khai công việc này.
I think we should get this in writing.
Tôi nghĩ chúng ta nên chuyển những thứ này thành văn bản.
I’d like to stop and think about this for a little while.
Tôi muốn kết thúc cuộc đàm phán và suy nghĩ thêm về điều này.
Would you be willing to sign a contract right now?
Ông/bà có muốn ký hợp đồng ngay không?
Let’s meet again once we’ve had some time to think.
Có lẽ chúng ta cần gặp nhau vào một hôm khác để cả hai bên có thời gian xem xét kỹ hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Năng Đàm Phán, Thương Lượng, Thuyết Phục Hiệu Quả trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!